4. Sử dụng thuốc làm sạch lưỡi
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tưa lưỡi, nấm lưỡi do sự phát triển quá mức của nấm Candida và không vệ sinh lưỡi bị trắng đúng cách trong thời gian dài thì cách làm sạch lưỡi đơn thuần không thể khắc phục được.
Lúc này, bạn sẽ cần sự tư vấn của bác sĩ và sử dụng những loại thuốc do bác sĩ kê đơn điều trị bệnh tưa miệng, nấm lưỡi như:
Thuốc Nystatin (Mycostatin, Nilstat).
Thuốc Clotrimazole (Mycelex).
Thuốc Ketoconazole (Nizoral).
Thuốc Fluconazole (Diflucan).
Lưu ý: Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh và loại thuốc cụ thể để không gặp phải tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
Cách vệ sinh lưỡi cho trẻ em
Đối với trẻ em, ở mỗi độ tuổi sẽ có cách làm sạch lưỡi khác nhau. Cụ thể:
1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
Cha mẹ có thể có thể làm sạch lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy miếng gạc rơ lưỡi hoặc khăn mềm quấn quanh ngón trỏ. Làm ướt gạc bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Bước 2: Dùng 1 tay rơ lưỡi cho bé và tay còn vỗ về con để khiến bé dễ chịu hơn.
Bước 3: Xoay ngón tay đeo gạc chà xát nhẹ nhàng các vùng bên trong khoang miệng như 2 bên trong má, lợi, nướu và mặt lưỡi để làm sạch cặn sữa và vi khuẩn.
Lưu ý, cha mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi rơ lưỡi cho con và nên thực hiện ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng, tốt nhất là lúc chưa cho bé bú.
2. Trẻ từ 1 - 5 tuổi
Trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa thể tự chăm sóc tốt cho răng miệng của mình. Do vậy, cha mẹ nên giám sát và giúp đỡ trẻ khi vệ sinh răng miệng. Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng trước rồi đến chải lưỡi sau.
Cách làm tương tự như khi vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên lựa chọn gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải lông mềm được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ để không gây tổn thương đến những vùng khác trong khoang miệng. Sau khi vệ sinh xong nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để loại bỏ hết những mảng bám trên lưỡi. Duy trì thói quen bảo vệ răng miệng từ nhỏ là cách để trẻ có một hàm răng chắc khỏe về sau.
>>> Xem thêm:
Mẹo làm sạch lưỡi theo dân gian
1. Cách làm sạch lưỡi bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc trong bếp và có công dụng làm sạch lưỡi hiệu quả. Dùng 1 thìa mật ong hòa cùng nước ấm và súc miệng trong vài phút, sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch. Hoặc lấy khăn khô chấm vào mật ong, chà nhẹ trên lưỡi rồi vệ sinh sạch bằng nước. Các hoạt chất trong mật ong sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong khoang miệng giúp răng trắng sáng, chắc khỏe và hạn chế hôi miệng. Mật ong có vị ngọt nên có thể áp dụng cách này cho trẻ nhỏ.
2. Sử dụng tinh bột nghệ
Nghệ được biết đến là loại thảo mộc có tính sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc tốt. Bạn có thể làm sạch lưỡi bằng cách hòa tinh bột nghệ với nước ép cam quýt theo tỉ lệ 1:3, sau đó chà xát dung dịch lên bề mặt lưỡi 2 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Phần lưỡi của bạn sẽ được làm sạch vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, cần súc miệng kỹ sau khi sử dụng tinh bột nghệ để hạn chế khiến răng vàng do bám màu từ nghệ.
2. Vệ sinh lưỡi bằng muối
Muối có khả năng kháng khuẩn và ngừa viêm nên rất tốt với sức khỏe răng miệng. Pha 1-2 thìa muối với nước lọc để súc miệng hàng ngày giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và tế bào chết còn đọng trên bề mặt lưỡi. Lưu ý rằng, nên pha loãng muối với lượng phù hợp vì có thể gây ra tình trạng ê buốt răng.
3. Sử dụng baking soda để làm sạch lưỡi
Được biết đến là một sản phẩm làm sạch hiệu quả, Baking soda cũng được sử dụng để làm sạch và hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Cho một ít baking soda lên bàn chải rồi chà nhẹ lên bề mặt lưỡi trong 1 phút sau đó súc miệng thật sạch với nước ấm. Thực hiện theo cách này từ 1-2 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
>>> Tìm hiểu thêm:
Ăn gì để làm sạch lưỡi?
Ngoài việc làm sạch lưỡi bằng các dụng cụ hỗ trợ thì ăn những thực phẩm để làm sạch răng miệng từ bên trong cũng rất quan trọng. Ăn sữa chua, bánh mì, các loại trái cây như táo, ổi, bưởi, dâu tây, cà rốt,... làm sạch lưỡi rất tốt, giúp trắng răng và giảm hôi miệng.
Hậu quả khi vệ sinh lưỡi sai cách
Nếu bạn thực hiện vệ sinh lưỡi sai cách, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sau:
Bị trầy, rát lưỡi dẫn đến giảm cảm nhận vị giác, ăn uống không ngon miệng.
Nếu đưa dụng cụ cạo lưỡi vào miệng quá sâu, có thể gây ra tình trạng buồn nôn.
Cạo lưỡi quá mạnh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, lưỡi bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng, không nên vệ sinh lưỡi quá nhiều để tránh gây tổn thương lưỡi, bội nhiễm.
Lưu ý khi vệ sinh lưỡi và chăm sóc răng miệng
Vệ sinh lưỡi nếu không làm đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Trong quá trình chăm sóc răng miệng, bạn cần chú ý những điều sau:
Thay dụng cụ cạo lưỡi và bàn chải 3 tháng 1 lần hoặc khi bị mòn
Sau một thời gian sử dụng, các dụng cụ vệ sinh như bàn chải hay cây cạo lưỡi sẽ không còn hiệu quả làm sạch như ban đầu. Đồng thời những dụng cụ này thường là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn. Vậy nên việc thay mới thường xuyên là để đảm bảo hiệu quả làm sạch cũng như an toàn cho sức khỏe của bạn.
Vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng
Khi sử dụng cây cạo lưỡi, tránh dùng lực quá mạnh khiến lưỡi bị xước, chảy máu. Bề mặt lưỡi bị tổn thương sẽ khiến lưỡi nhạy cảm hơn với thức ăn và nhiệt độ, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Duy trì thói quen làm sạch lưỡi thường xuyên
Nên làm sạch lưỡi hàng ngày tương tự như việc đánh răng. Khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể thực hiện theo trình tự: dùng chỉ nha khoa, đánh răng, vệ sinh lưỡi, súc miệng để đảm bảo khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.
>>> Tìm hiểu thêm:
Việc vệ sinh lưỡi thường xuyên là một phần quan trọng của chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày và đóng góp tích cực vào sức khỏe tổng thể của bạn. Bên cạnh đánh răng, bạn cũng cần duy trì thói quen vệ sinh lưỡi bằng những cách làm sạch lưỡi trong bài viết trên để có một hơi thở thơm tho và sức khỏe răng miệng tốt.