Răng ê buốt ở từng độ tuổi
Răng ê buốt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn từ 20 đến 50 tuổi. Theo nghiên cứu gần đây của Tạp chí khoa học Journal of Conservative Dentistry cho thấy con số tăng vọt về hiện tượng quá cảm ngà răng ở bệnh nhân từ 30 đến 40 tuổi.
Mặc dù chưa rõ lý do chính xác của hiện tượng này, nhưng nó có thể liên quan đến thực tế là cấu trúc vật lý của răng thay đổi theo độ tuổi. Ngoài ra, những người lớn tuổi thường bị tụt nướu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt. Đôi khi, vấn đề chính là do men răng bị mài mòn theo thời gian.
Cách điều trị răng ê buốt
Điều trị tại nhà
Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng, bạn có thể điều trị răng bị ê buốt bằng một số cách đơn giản tại nhà sau.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa sau khi kết thúc bữa ăn. Đánh răng hai lần một ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ với nước ấm 30-40 độ C để hạn chế ê buốt răng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Tránh đồ uống có tính axit, đặc biệt là nước có gas, nước ép cà chua, cam, chanh. Không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh.
Bổ sung trái cây và chất xơ: Các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như trái cây tươi chuối và táo sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu và chống lại quá trình gây ê buốt cho răng.
Tăng cường bổ sung canxi: Thiếu canxi sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng. Bạn nên ăn các loại thực phẩm nhiều canxi như bơ, sữa hoặc là các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các loại hạt khô.
Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt: Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng như Colgate Sensitive Pro Relief giúp bịt kít các ống ngà li ti, bảo vệ men răng và đem lại cảm thấy dễ chịu. Nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng gel Fluoride giúp củng cố men răng hiện tại, làm giảm cảm giác nhạy cảm được truyền đến dây thần kinh.
Điều trị tại bệnh viện
Các bệnh răng miệng nghiêm trọng thường sẽ khiến răng cực kỳ nhạy cảm, vì vậy đến gặp nha sĩ để được điều trị tận gốc là điều quan trọng và cần thiết. Giải pháp chữa trị tình trạng này có thể liên quan tới thủ thuật mão răng, lớp trám inlay, hoặc trám bonding, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Nếu gặp tình huống viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn nặng viêm nha chu, bạn cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn với một kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu bạn bị mất mô nướu ở chân răng do tụt nướu, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép nướu để che phủ phần chân răng giúp bảo vệ ngà răng.
Nếu tình trạng ê buốt kéo dài và dần chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định xem có cần áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không. Đây là phương pháp loại bỏ hoàn toàn dây thần kinh, theo Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ (AAE).
Cách phòng ngừa tình trạng ê buốt răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Cách điều trị tốt nhất cho chứng ê buốt răng là phòng ngừa từ sớm. Bạn sẽ không thể lấy lại được men răng khỏe mạnh khi chúng đã bị mài mòn. Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể ngăn ngừa răng ê buốt. Nó sẽ giúp củng cố sức khỏe cho răng và nướu bất kể hiện tượng ê buốt nghiêm trọng tới đâu.
Lưu ý khi đánh răng, không nên chải quá mạnh vì có thể làm mòn dần men răng. Hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng giúp giảm ê buốt răng để bảo vệ men răng hiệu quả.
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Bạn cũng không nên lơ là việc khám răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Việc này không chỉ giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu răng nhạy cảm mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác như viêm nướu, sâu răng,... Bạn cũng cần bỏ tật nghiến răng để tránh mòn men răng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen hằng ngày. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính acid và tránh những món ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi cũng sẽ giúp men răng của bạn chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn có thể tìm ra nguyên nhân gây răng ê buốt và hướng điều trị phù hợp với bản thân. Răng ê buốt sẽ không còn là vấn đề nếu bạn có thói quen chăm sóc răng miệng tốt và chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe răng miệng, hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.