dung cu cao luoi

Nên cạo lưỡi mỗi ngày không? Cách vệ sinh lưỡi đúng cách tại nhà

Cạo lưỡi có tốt không?

Các mảng bám trắng tích tụ trên bề mặt lưỡi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng, lưỡi trắng và hơi thở có mùi. Vệ sinh lưỡi sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng toàn diện và bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏi các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng, nhiễm trùng nướu,... Ngoài ra, cạo lưỡi thường xuyên cũng giúp:

  • Giúp bạn tự tin hơn: Cạo lưỡi sạch sẽ giúp loại bỏ vết bám của thực phẩm có màu trên bề mặt lưỡi.

  • Cải thiện vị giác: Khi lưỡi được vệ sinh sạch sẽ, các gai vị giác trên lưỡi dễ dàng tiếp xúc với đồ ăn hơn, giúp bạn cảm nhận món ăn ngon miệng hơn.

  • Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Nhờ khả năng kích thích khả năng nước bọt sau khi cạo lưỡi, men trong nước bọt thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.

  • Giảm tình trạng hôi miệng: Việc cạo lưỡi giúp loại bỏ vi khuẩn gây ra tình trạng hơi thở có mùi.

  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Loại bỏ vi khuẩn gây hại là chìa khóa để ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu răng và các bệnh lý răng miệng. Dùng đồ cạo lưỡi không chỉ làm sạch lưỡi mà còn cải thiện sức khỏe của bạn.

Có nên cạo lưỡi mỗi ngày không?

Dù đã đánh răng kỹ lưỡng 2 lần một ngày, các mảng bám và vi khuẩn vẫn có thể tích tụ trên lưỡi của bạn theo thời gian. Do đó, việc cạo lưỡi được khuyến khích thực hiện mỗi ngày. Tần suất phù hợp nhất là 1 - 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Bạn không nên vệ sinh lưỡi quá nhiều lần trong ngày bởi vì việc này có thể khiến lưỡi bị rát, tổn thương gai vị giác, mất cảm giác ngon miệng. Trong trường hợp rêu lưỡi quá dày, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem tình trạng này có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào hay không.

 

Việc cạo lưỡi được khuyến khích thực hiện mỗi ngày

Hướng dẫn cạo lưỡi đúng cách

  • Bước 1: Chọn dụng cụ cạo lưỡi phù hợp với lứa tuổi, cầm chắc tay, nhỏ gọn, có đầu cạo mềm.

  • Bước 2: Há miệng, đưa lưỡi ra ngoài, đưa đầu cạo lưỡi vào trong miệng, bắt đầu chải lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài, từ trái sang phải để làm sạch toàn bộ bề mặt lưỡi.

  • Bước 3: Rửa dụng cụ cạo lưỡi dưới vòi nước sạch để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Sau đó, tiếp tục thực hiện chải lưỡi một lần nữa.

  • Bước 4: Uốn cong lưỡi lên để chải phần mặt dưới của lưỡi, tiếp đến là phần hàm ếch phía trên khoang miệng.

  • Bước 5: Súc miệng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm sạch miệng.

  • Bước 6: Rửa sạch cái nạo lưỡi và để ở nơi khô thoáng, tránh làm cho dụng cụ bị nhiễm khuẩn.

Hậu quả khi cạo lưỡi sai cách

Nếu thực hiện sai cách, việc vệ sinh lưỡi có thể gây ra các ảnh hưởng như sau:

  • Tổn thương gai vị giác, rát lưỡi, dễ bị nhiệt lưỡi, mất cảm giác ngon miệng.

  • Cảm giác buồn nôn và nôn khi đưa đồ cạo lưỡi vào quá sâu.

  • Chảy máu lưỡi do dùng lực quá mạnh.

  • Bội nhiễm do cạo lưỡi nhiều khi đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Các loại dụng cụ cạo lưỡi tốt nhất hiện nay

Có ba loại dụng cụ cạo lưỡi phổ biến bao gồm đồ cạo lưỡi, bàn chải đánh răng thông thường hoặc bàn chải lưỡi được thiết kế đặc biệt cho lưỡi. Cây cạo lưỡi có thể được làm từ nhựa hoặc kim loại. Bàn chải lưỡi có các lông chải tương tự như bàn chải đánh răng nhưng được thiết kế để làm sạch các kẽ hở trên lưỡi.

1. Cây cạo lưỡi Nhật Bản Okamura

Dụng cụ cạo lưỡi Okamura asahi được làm từ chất liệu nhựa PE giúp loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn ở kẽ lưỡi, phòng ngừa bệnh nha chu, ngăn ngừa hôi miệng, và hơi thở khó chịu.

Cây cạo lưỡi Nhật Bản Okamura

2. Cây cạo lưỡi Dontodent

Cây cạo lưỡi Dontodent bằng nhựa xuất xứ từ Đức giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có hại bám trên lưỡi, làm sạch lưỡi hàng ngày, và giảm thiểu các bệnh về răng miệng. Cây cạo lưỡi Dontodent có thể dùng được 2 mặt êm ái và không gây rát lưỡi.

 

Cây cạo lưỡi Dontodent

3. Dụng cụ cạo lưỡi Beauty Formulas

Dụng cụ vệ sinh lưỡi Beauty Formulas có thiết kế độc đáo, giúp bạn dễ dàng làm sạch các mảng bám trên lưỡi, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng. Sản phẩm được làm bằng Polypropylene có độ dẻo linh hoạt sẽ làm sạch những góc khó chạm đến nhất của khoang miệng. Cây cạo lưỡi Beauty Formulas có thiết kế vừa vặn với vòm họng giúp người dùng không bị buồn nôn khi sử dụng.

Cây cạo lưỡi Beauty Formulas

4. Đồ cạo lưỡi inox

Cây cạo lưỡi được làm bằng thép không gỉ dùng trong y tế đảm bảo an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Dụng cụ cạo lưỡi inox có thể dễ dàng làm sạch bằng nước nóng mà không bị biến dạng và không bị nấm mốc. Đây là một dụng cụ vệ sinh lưỡi mỗi gia đình nên có trong nhà để loại bỏ vi khuẩn gây hại bám trên lưỡi, giảm hôi miệng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đồ cạo lưỡi inox

5. Bàn chải lưỡi Pierrot

Pierrot là thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng cao hàng đầu Tây Ban Nha từ năm 1945. Hiện nay, Pierrot là thương hiệu toàn cầu đã có mặt tại hơn 55 quốc gia trên toàn thế giới. Dụng cụ làm sạch lưỡi Pierrot có tay cầm không trơn trượt với bàn cạo và lông cạo cao su mềm mại giúp làm sạch lưỡi một cách dễ dàng. Sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm hôi miệng hiệu quả, tăng cảm nhận hương vị của món ăn.

Bàn chải lưỡi Pierrot

6. Bàn chải lưỡi La dens

Bàn chải lưỡi La dens có phần đầu được làm từ chất liệu TPU sử dụng để làm dụng cụ y tế và bình sữa cho trẻ nhỏ nên rất an toàn và hợp vệ sinh. Đầu bàn chải lưỡi có các gai bằng silicone giúp loại bỏ các mảng bám trắng ở kẽ nhú lưỡi và không gây trầy xước. Bàn chải lưỡi La dens có thể khử trùng bằng nước nóng không lo biến dạng và dễ dàng tháo lắp thay đầu bàn chải mới dễ dàng.

 

Bàn chải lưỡi Pierrot

7. Bàn chải lưỡi Raoyi Nhật Bản

Bàn chải lưỡi Raoyi Nhật Bản với tay cầm được làm từ nhựa PP đạt tiêu chuẩn bắt buộc trong sản xuất dụng cụ y tế và bình sữa trẻ em. Đầu bàn chải được làm bằng chất liệu silicon TPR có thể khử trùng bằng nước nóng và thời gian sử dụng lâu hơn trong 6 tháng. Đầu bàn chải thiết kế các thanh cạo mềm giúp cạo sạch vi khuẩn trên lưỡi hiệu quả mà không gây kích ứng.

 

Bàn chải lưỡi Pierrot

Ngoài các dụng cụ trên, bàn chải đánh răng cũng là một dụng cụ tiện lợi giúp bạn loại bỏ vi khuẩn khỏi lưỡi của mình. Tuy nhiên, bàn chải đánh răng không vệ sinh sạch các kẽ nhỏ trên bề mặt lưỡi như dụng cụ cạo lưỡi. Một số bàn chải đánh răng được thiết kế lông chải cao su ở mặt sau của đầu bàn chải để vệ sinh lưỡi. Lưu ý, bạn nên chọn bàn chải lông mềm để hạn chế các tổn thương cho lưỡi và khoang miệng.

Lưu ý khi dùng dụng cụ cạo lưỡi

  • Nên cạo lưỡi sau khi đánh răng để đảm bảo hiệu quả vệ sinh tốt nhất.

  • Cạo lưỡi nhẹ nhàng và không ấn quá mạnh vào lưỡi tránh chảy máu.

  • Nếu bị chảy máu, bạn nên dừng việc cạo lưỡi để vết thương được phục hồi.

  • Cạo lưỡi không thay thế cho việc đánh răng hàng ngày nên bạn cần kết hợp với đánh răng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

  • Rửa sạch dụng cụ vệ sinh lưỡi của bạn trước và sau khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn.

  • Không nên chỉ tập trung vào phần giữa lưỡi, thay vào đó bạn phải vệ sinh toàn bộ bề mặt phía trên và bên cạnh lưỡi.

  • Vì cây cạo lưỡi có rất nhiều kiểu dáng và kích cỡ, vì thế bạn nên chọn cây cạo phù hợp với hình dạng khuôn miệng và lưỡi của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy hỏi nha sĩ loại dụng cụ và kiểu dáng nào phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của mình.

Một số câu hỏi thường gặp khi cạo lưỡi

Mua đồ cạo lưỡi ở đâu?

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua dụng cụ vệ sinh lưỡi tại các cửa hàng thuốc, tiệm tạp hóa, siêu thị lớn trên toàn quốc. Lưu ý, bạn nên lựa chọn địa điểm uy tín để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mình.

Dụng cụ cạo lưỡi nào tốt nhất hiện nay?

Hiện nay, có 3 loại dụng cụ cạo lưỡi tốt được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng nhiều nhất là đồ cạo lưỡi Inox, dụng cụ vệ sinh lưỡi bằng nhựa, bàn chải lưỡi. Một số thương hiệu tốt được nhiều người tin dùng như cây cạo lưỡi Nhật Bản Okamura, cây cạo lưỡi Dontodent, đồ cạo lưỡi Beauty Formulas, dụng cụ vệ sinh lưỡi La dens,...

Nên cạo lưỡi mấy lần trong ngày?

Bạn nên vệ sinh lưỡi hai lần một ngày để làm sạch lưỡi, ngăn ngừa hôi miệng. Những người đang có vấn đề bệnh lý về lưỡi nên hạn chế sử dụng dụng cụ cạo lưỡi nhiều lần trong ngày. Tùy vào vấn đề răng miệng đang gặp phải, bạn có thể tham khảo ý kiến nha sĩ để biết được tần suất sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi hợp lý.

Nên vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hay dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng?

Dụng cụ cạo lưỡi là thiết bị chuyên dụng trong việc làm sạch lưỡi nên sẽ có công năng tốt hơn và hạn chế những phát sinh không mong muốn như buồn nôn, chảy máu lưỡi,... Do đó, nếu bạn là người dễ bị buồn nôn, hoặc chưa khéo léo khi làm sạch lưỡi bằng bàn chải thì nên sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng. Cạo lưỡi là một phương pháp "vừa túi tiền" nhằm tăng cường vệ sinh răng miệng, đồng thời giúp ngăn ngừa hôi miệng. Mặc dù sử dụng cây cạo lưỡi có thể là một thói quen tương đối mới đối với một số người, nhưng bổ sung làm sạch lưỡi vào thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày có thể giúp chúng ta làm sạch răng miệng toàn diện và duy trì hơi thở thơm mát bạn hằng mong ước.


Nguồn tham khảo:

1. Nall, R. (2023) Tongue scraping: 5 benefits, side effects, using a spoon, and more, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/tongue-scraping (Accessed: 17 July 2023).
2. Clinic, C. (2021) Does tongue scraping actually work? – Cleveland Clinic, Cleveland Clinic. Available at: https://health.clevelandclinic.org/does-tongue-scraping-actually-work-and-should-i-be-doing-it/ (Accessed: 17 July 2023).