Sự khác nhau giữa nước súc miệng sát khuẩn và kháng viêm - colgate
Badge field

Hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng sát khuẩn đúng cách

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng với các công dụng khác nhau như ngừa sâu răng, diệt khuẩn, giúp hơi thở thơm mát,... Tham khảo bài viết dưới đây của Colgate để tìm hiểu các loại nước súc miệng tốt nhất hiện nay và những lưu ý khi sử dụng dung dịch súc miệng diệt khuẩn.

*Bài viết đã được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Công dụng và lợi ích của nước súc miệng

Các loại nước súc miệng diệt khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm có các hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn như Cetylpyridinium Chloride (CPC), Axit Boric, Chlorhexidine, Menthol,... Do đó, nếu sử dụng nước súc miệng đúng cách sẽ đem lại những tác dụng và lợi ích tuyệt vời như sau:

  • Loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn: Sử dụng nước súc miệng có thể giúp loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn trên kẽ răng, giữ cho răng trắng sáng và sạch sẽ.

  • Tiêu diệt các loại vi khuẩn: Nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn có thể tiêu diệt hoặc giảm số lượng vi khuẩn trong miệng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng như sâu răng và viêm nướu.

  • Ngăn ngừa hôi miệng: Nước súc miệng giúp trị hôi miệng, cho hơi thở thơm mát và tăng sự tự tin khi giao tiếp.

  • Giảm viêm lợi, viêm nướu: Nếu bạn có vấn đề về viêm lợi, sử dụng nước súc miệng có thể giúp giảm tình trạng viêm và khó chịu.  Nước súc miệng có thể giúp giảm viêm nướu và tình trạng chảy máu nướu, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi các vết thương sau khi nhổ răng hoặc phẫu thuật nha khoa.

  • Bảo vệ men răng: Một số loại nước súc miệng chứa các thành phần như fluoride, có thể giúp bảo vệ men răng, giúp ngăn ngừa sâu răng.

  • Củng cố men răng, ngừa sâu răng: Một số loại nước súc miệng có thêm fluoride để củng cố men răng, ngừa sâu răng cho răng chắc khỏe.
Công dụng và lợi ích của nước súc miệng

8 loại nước súc miệng diệt khuẩn, kháng viêm tốt nhất 2023

1. Nước súc miệng Listerine Cool Mint diệt khuẩn

Nước súc miệng diệt khuẩn Listerine Cool Mint diệt sạch 99.9% vi khuẩn gây hôi miệng giúp bảo vệ suốt 24 giờ ngăn ngừa vi khuẩn gây mảng bám và viêm nướu.

Nước súc miệng Listerine với thành phần 4 tinh dầu tự nhiên Thymol, Eucalyptol, Menthol, Methyl Salicylate có tính sát khuẩn, kháng khuẩn cao giúp diệt khuẩn gây hại trong miệng và đem lại vị the mát.

 

Nước súc miệng làm sạch khoang miệng

2. Nước súc miệng Colgate Plax Trà Xanh kháng khuẩn

Nước súc miệng Colgate Plax Fresh Tea 500ml không chứa cồn (ethyl alcohol) nên không gây hại men răng và không có cảm giác cay rát. Thành phần nước súc miệng Colgate Plax hương trà xanh chứa 0,075% Cetylpyridinium Chloride (CPC), có tác dụng ngăn ngừa mảng bám và bệnh viêm nướu. Nước súc miệng được chiết xuất từ bạc hà và trà xanh thiên nhiên, cho hơi thở của bạn thơm mát lên đến 12h sau khi đánh răng và gấp 10 lần so với chỉ chải răng.

Nước súc miệng Colgate Plax

 

3. Nước súc miệng Colgate Plax Hương Bạc Hà kháng khuẩn

Nước súc miệng Colgate Plax Peppermint Fresh 500ml có chứa fluor ngăn ngừa sâu răng, giảm 99,9% vi khuẩn và giảm mảng bám ở những vị trí bàn chải khó tiếp cận. Nước súc miệng Colgate hương bạc hà cho hơi thở dài lâu và không chứa cồn nên không tạo cảm giác cay rát và không gây hại cho men răng.

 

Dung dịch súc miệng diệt khuẩn Colgate Plax Hương Bạc Hà

 

4. Nước súc miệng Colgate Ortho cho người niềng răng

Nước súc miệng Colgate Ortho 500ml với công thức chuyên biệt cho người niềng răng được nha sĩ khuyên dùng. Nước súc miệng được thử nghiệm lâm sàng có tác dụng giảm 58% đốm trên răng - dấu hiệu sâu răng sớm của người niềng răng hay mắc phải. Nước súc miệng Colgate Ortho tăng cường Photphorus và Fluor cần thiết cho người niềng răng mà kem đánh răng chưa đáp ứng được.

 

Nước súc họng diệt khuẩn Colgate Ortho chuyên biệt cho người niềng răng

 

5. Nước súc miệng Colgate Optic White than hoạt tính

Nước súc miệng Colgate trắng răng Optic White than hoạt tính bạc hà the mát 500ml với công nghệ STAIN SHIELD và sức mạnh từ than hoạt tính giúp ngăn ngừa vết ố trên bề mặt răng cho nụ cười rạng rỡ.

Nên kết hợp nước súc miệng Colgate với bàn chải đánh răng Colgate và kem đánh răng Colgate trắng răng Optic White O2 để bảo vệ răng miệng toàn diện và cho hiệu quả làm trắng răng tốt nhất.

 

Nước súc họng, miệng Colgate Optic White Than Hoạt Tính Bạc Hà

 

6. Nước muối súc miệng sát khuẩn

Nước muối súc miệng hay còn gọi là nước muối sinh lý chứa NaCl với nồng độ 0,9% có tác dụng sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc miệng, họng ngăn ngừa viêm nhiễm. Cách dùng nước muối sinh lý súc miệng là lấy 20ml nước muối ngậm và súc trong 30 giây rồi nhổ ra sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối.

 

Nước muối súc miệng sạch khuẩn

 

7. Nước súc miệng họng chứa Chlorhexidine cho hơi thở thơm mát

Thành phần chính của nước súc miệng này là chlorhexidine, axit boric, menthol, kẽm sulfat, cetylpyridinium,… Ngoài ra, có thể có thêm một số loại tinh dầu khác như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu lý bách hương,... cho hơi thở thơm mát.

Dung dịch này có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề niêm mạc nhẹ, được bác sĩ chỉ định dùng súc miệng trong 30 giây, thực hiện 2 lần mỗi ngày.

 

Thuốc súc miệng Medoral Chlorhexidine

 

8. Thuốc súc miệng Povidone-iod sát khuẩn

Dung dịch nước súc miệng này chứa Povidone-iod 1%, đây là chất sát khuẩn hiệu quả, đồng thời giúp diệt nấm, giảm bớt nguyên nhân hôi miệng. Nồng độ chất Povidone-iod cao có thể gây phù nề, viêm niêm mạc miệng, do đó hãy tìm sản phẩm thuốc súc miệng Povidone-iod có nồng độ 1% để súc miệng hàng ngày.

 

Thuốc súc miệng trị nhiễm khuẩn răng miệng

 

Cách sử dụng nước súc miệng thơm miệng đúng cách

  • Bước 1: Đổ nước súc miệng vào nắp chai đến mốc 20ml (hoặc đến vạch ngang của nắp).

  • Bước 2: Súc miệng và súc họng trong khoảng 30-45 giây và từ 1-2 phút với những người đang mắc các bệnh về nha chu.

  • Bước 3: Nhổ nước súc miệng và súc lại với nước sạch.

Chú ý:

  • Không nên dùng nước súc miệng quá 2 lần trong một ngày.

  • Xem kỹ hướng dẫn của mỗi loại nước súc miệng.

  • Không ăn uống ít nhất 30 phút sau khi súc miệng.

Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn

Để nước súc miệng phát huy tác dụng diệt khuẩn và bảo vệ răng miệng tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng nước súc miệng

  • Bạn cần đọc kỹ thành phần nước súc miệng để tránh bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong dung dịch.

  • Hầu hết các dung dịch súc miệng diệt khuẩn đều cần người dùng ngậm trong miệng khoảng 30 giây để đạt hiệu quả tốt đa.

  • Chỉ nên súc miệng 2 lần mỗi ngày và tối đa 3 lần/ngày.

  • Không ăn uống trong 30 phút sau khi súc miệng.

  • Nếu sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride thì bạn nên đợi vài phút sau mới súc miệng để không làm mất đi fluoride bám trên răng.

Chọn dung dịch súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng

Nước súc miệng diệt khuẩn được sử dụng để sát khuẩn, giảm viêm nướu, giảm hôi miệng,... Vì thế, bạn nên chọn nước súc miệng có thành phần phù hợp theo mục đích sử dụng như vệ sinh răng miệng, trị bệnh nha chu, làm trắng răng,...

Bạn nên chọn nước súc miệng không chứa cồn nếu đang gặp tình trạng viêm nướu, rát lưỡi hoặc có vết loét trong miệng. Nếu bạn dùng nước súc miệng để điều trị bệnh răng miệng thì cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng sản phẩm phù hợp với từng độ tuổi trong gia đình

Trẻ em và người lớn cần sử dụng loại dung dịch nước súc miệng diệt khuẩn khác nhau. Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều được khuyến cáo nên dùng cho bé từ 6 tuổi trở lên.

>>>Xem thêm: Nước Súc Miệng Cho Trẻ Em: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Kết hợp dùng nước súc miệng với đánh răng

Nước súc miệng không được dùng để thay thế việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hãy đảm bảo bạn tiếp tục giữ thói quen đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. 

Theo Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ ADA, bạn có thể sử dụng nước súc miệng trước hoặc sau khi đánh răng (tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng), nhưng không bao giờ được bỏ qua bước đánh răng.

Lựa chọn mùi hương nước súc miệng ưa thích

Để việc súc miệng hàng ngày trở thành thói quen và sở thích của cả gia đình, bạn hãy chọn mua những mùi hương khác nhau theo sở thích của từng thành viên. Hương thơm mát như bạc hà, trà xanh vừa đem đến hơi thở dễ chịu, vừa tăng sự tự tin, thoải mái cho bản thân.

Cách chọn nước súc miệng phù hợp với sức khỏe răng miệng

Với vô vàn các loại nước súc miệng ngoài thị trường, làm thế nào để bạn chọn được một loại phù hợp với mình? Cách tốt nhất để chọn nước súc miệng là hỏi ý kiến của nha sĩ để được tư vấn loại dung dịch phù hợp với các vấn đề về răng miệng của bạn như bệnh nướu răng, khô miệng hay hôi miệng. Dưới đây là một số tiêu chí để chọn nước súc miệng phù hợp với sức khỏe răng miệng của bạn.

  • Mắc bệnh về nướu: Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng bệnh về nướu, nha sĩ có thể kê đơn nước súc miệng chứa chlorhexidine, một chất kháng viêm giúp kiểm soát mảng bám và bệnh viêm nướu. Theo lưu ý của phòng khám Mayo Clinic, chlorhexidine giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nướu răng.

  • Răng miệng khỏe mạnh: Trong trường hợp răng miệng khỏe mạnh, nước súc miệng diệt khuẩn có thể là lựa chọn hoàn hảo nhất để bảo vệ và chăm sóc răng miệng toàn diện. 

  • Mắc bệnh hôi miệng: Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nước súc miệng có chứa trà xanh, bạc hà,... có thể giúp bạn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi và giảm nguy cơ sâu răng.

  • Tình trạng răng ê buốt: Nếu bạn bị răng ê buốt, khoang miệng dễ bị kích ứng thì nên dùng nước súc miệng có chứa Potassium citrate giúp răng giảm nhạy cảm.

  • Răng bị ố vàng: Những người có răng bị ố vàng, nhiều cao răng nên chọn loại nước súc miệng chứa các hoạt chất như Pyrophosphate, Cetylpyridinium giúp răng trắng sáng.

  • Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm nước súc miệng có Dấu Phê duyệt của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA đã được chứng minh khoa học về tính an toàn và độ hiệu quả.

Phân biệt nước súc miệng diệt khuẩn, nước súc miệng kháng khuẩn và nước súc miệng kháng viêm

Các cụm từ "kháng khuẩn", "diệt khuẩn" hoặc "kháng viêm" trên nhãn dán của chai nước súc miệng có từng ý nghĩa cụ thể cho từng loại. Hãy cùng Colgate tìm hiểu sự khác nhau giữa nước súc miệng diệt khuẩn, kháng khuẩn và kháng viêm.

1.  Nước súc miệng kháng khuẩn (Antibacterial Mouthwash)

Các chất kháng khuẩn được sử dụng để tiêu diệt, làm chậm hoặc ức chế vi khuẩn. Như Tài liệu tham khảo y khoa Merck Manuals giải thích, kháng khuẩn là chất chống vi khuẩn, chứ không tiêu diệt được các vi sinh vật khác. Nước súc miệng kháng khuẩn được sử dụng để vệ sinh răng miệng, làm sạch các vi khuẩn có hại trong miệng.

2. Nước súc miệng diệt khuẩn (Antimicrobial Mouthwash)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ định nghĩa các sản phẩm diệt khuẩn là những sản phẩm được phát triển để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các loại vi sinh vật khác nhau, bao gồm nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại vi rút. Nước súc miệng diệt khuẩn có thành phần gồm các chất kháng khuẩn như chlorhexidine, chlorine dioxide, cetylpyridinium chloride và triclosan. Tác dụng của nước súc miệng diệt khuẩn là làm sạch khoang miệng và điều trị các vấn đề về răng miệng.

3. Nước súc miệng kháng viêm (Antiseptic Mouthwash)

Theo Hiệp hội Vi sinh vật học, các sản phẩm kháng viêm được sử dụng để sát trùng, giảm nguy cơ nhiễm trùng của vết thương. Theo bác sĩ Khushbu Gopalakrishnan, nước súc miệng kháng viêm cũng có thể được sử dụng để giảm hoặc kiểm soát viêm, nướu, mảng bám, hôi miệng, lở miệng.

Do đó, các sản phẩm nước súc miệng kháng khuẩn chỉ tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại và làm sạch răng miệng. Các loại nước kháng viêm và diệt khuẩn có thể hoạt động chống lại nhiều loại vi sinh vật khác nhau, được sử dụng để điều trị viêm nhiễm khuẩn ở họng hoặc miệng.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng nước súc miệng

Nuốt nước súc miệng có bị sao không?

Không được nuốt nước súc miệng để tránh bị kích ứng với bất cứ thành phần nào của dung dịch. Nếu bạn vô tình nuốt nước súc miệng với một lượng nhỏ dưới 3ml thì hoàn toàn không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn nuốt phải khối lượng lớn, bạn có thể gặp tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, đau dạ dày, thậm chí bị co giật.

Đối tượng nào không nên sử dụng nước súc miệng?

Không sử dụng nước súc miệng cho các trường hợp sau:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.

  • Người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong nước súc miệng.

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần cân nhắc tác hại của nước súc miệng và chỉ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

1. Bayba, M. Antiseptic Mouthwash - Uses, Ingredients & Best Products https://www.newmouth.com/dentistry/antiseptic-mouthwash/ (accessed Jun 30, 2023).