Nguyên nhân hôi miệng khi ngủ dậy và cách chữa trị
Badge field

Nguyên nhân, cách phòng ngừa và cách chữa hôi miệng dứt điểm

Published date field

Hôi miệng có thể là một vấn đề đáng xấu hổ đối với một số người và thậm chí có thể dẫn đến khó xử khi giao tiếp với người khác. Tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng rất quan trọng vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về nha khoa hoặc sức khỏe nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân hôi miệng phổ biến và cách trị hôi miệng sau 1 đêm bạn có thể thực hiện để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến ở người lớn và trẻ em

Theo Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA), bệnh hôi miệng (còn được gọi là hơi thở có mùi khó chịu) thường phát ra từ miệng do vệ sinh răng miệng không đầy đủ và không đúng cách. Khoang miệng chứa rất nhiều loại vi khuẩn và chúng ẩn nấp giữa các kẽ răng, dọc theo bề mặt nướu và trên bề mặt lưỡi. Khi đó, vi khuẩn miệng phá vỡ các vụn thức ăn thừa còn đọng lại, dẫn đến giải phóng các chất có mùi hăng và khó chịu, gây nên tình trạng hôi miệng.

Các nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất ở người lớn:

1. Hôi miệng do các loại vi khuẩn

Sulphur là một trong những chất khiến hơi thở có mùi khó chịu. Sulphur bay hơi và lẫn vào hơi thở do các vi khuẩn kỵ khí giải phóng protein Gram âm. Những loại vi khuẩn này thường sinh sôi ở các vùng như túi nha chu, bề mặt lưỡi, kẽ răng hoặc ổ sâu răng. Nếu không vệ sinh răng miệng và sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn phù hợp thì tình trạng hôi miệng nặng sẽ tiếp tục kéo dài.

 

Hôi miệng do các loại vi khuẩn

2. Hôi miệng tạm thời

Những nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng tạm thời:

  • Thức ăn thừa: Các mảnh thức ăn thừa còn sót lại trong miệng sau bữa ăn sẽ khiến vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi. Các loại thức ăn gây hôi miệng, gia vị có mùi đặc trưng, như tỏi, hành, ớt,... cũng tạo ra mùi khó chịu trong hơi thở.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng có thể gây hôi miệng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng phổ biến.

  • Thuốc lá: Hút thuốc lá và xì gà, cũng như sử dụng các chất kích thích khác khiến hơi thở của bạn có mùi hôi mà người khác có thể dễ dàng nhận ra. Ngoài ra, không chỉ gây hôi miệng nặng, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y như ung thư phổi,...

  • Hơi thở có mùi vào buổi sáng: Đây là tình trạng liên quan đến việc giảm tiết nước bọt và khô miệng tạm thời sau khi ngủ dậy, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Hôi miệng do hút thuốc lá

3. Hôi miệng do các vấn đề về răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khi bạn bỏ qua các bước làm sạch răng miệng như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh lưỡi, các mảng bám và thức ăn thừa sẽ đọng lại trong khoang miệng. Tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển gây ra mùi hôi, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu. 

  • Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng của bạn bằng cách rửa trôi vụn thức ăn còn sót lại. Nếu để khô miệng, khoang miệng không sản xuất đủ nước bọt, thức ăn sẽ đọng lại gây ra mùi hôi trong miệng của bạn.

  • Sử dụng các dụng cụ chỉnh nha: Nếu bạn đang sử dụng các dụng cụ chỉnh nha như khay niềng hoặc răng giả, hãy vệ sinh chúng thường xuyên. Vì các mảng bám hoặc thức ăn thừa có thể đọng lại trên những dụng cụ này, tạo nên mùi hôi.

  • Bệnh nha chu: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng, áp xe răng hoặc sâu răng trong thời gian dài đều có thể gây hôi miệng.

  • Các bệnh liên quan đến xương: Hoại tử xương, viêm tủy xương hay viêm ổ răng khô cũng khiến hơi thở có mùi khó chịu.

>>> Xem thêm: Sâu răng có gây ra hôi miệng không

 

Hôi miệng do sâu răng

4. Hôi miệng do các nguyên nhân khác

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị: Một số loại thuốc gây hôi miệng như Chloral Hydrate, Dimethyl Sulphoxide, Phenothiazine,...

  • Bệnh lý y khoa: Các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, xoang, phổi hoặc cổ họng có thể dẫn đến chứng hôi miệng, đặc biệt là khi có dịch nhầy chảy ra trong khu vực miệng và mũi. Các bệnh lý y khoa khác có thể gây hôi miệng bao gồm hôi miệng từ dạ dày, tiểu đường, một số bệnh về gan và thận.

  • Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền liên quan đến vấn đề rối loạn tiêu hóa. Những người mắc phải hội chứng này sẽ không thể chuyển hóa được chất trimethylamine - thường xuất hiện trong các thực phẩm có mùi tanh. Chất này sẽ tích tụ trong cơ thể và gây hôi miệng.

  • Hội chứng Sjogren: Hội chứng tự miễn Sjogren là một loại rối loạn chức năng các tuyến ngoại tiết trên cơ thể. Bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến nước bọt và tuyến lệ khiến chúng ngưng hoạt động. Việc tuyến nước bọt ngừng hoạt động sẽ dẫn đến chứng khô miệng - một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.

Dấu hiệu nhận biết bị hôi miệng

Có nhiều cách để bạn kiểm tra liệu mình có bị hôi miệng hay không. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản để bạn kiểm tra hơi thở của mình.

  • Nhờ người khác kiểm tra hộ: Hãy nhờ 1 người thân hoặc bạn bè kiểm tra tình trạng hơi thở của bạn. Bạn có thể trò chuyện, tiếp xúc với người đó ở cự ly gần và hỏi họ về tình trạng hơi thở của bạn. 

  • Vuốt lưỡi bằng muỗng inox: Sử dụng 1 chiếc muỗng inox cào nhẹ vào bề mặt lưỡi và kiểm tra mùi. Nếu muỗng có mùi hôi khó chịu, tức là bạn đang bị hôi miệng.

  • Thổi hơi vào ly rỗng: Bạn cầm 1 chiếc ly rỗng để cách miệng khoảng 2 đến 3cm và hà hơi vào ly. Sau đó kiểm tra mùi để biết tình trạng hơi thở của mình.

  • Liếm cổ tay: Đây là cách kiểm tra hơi thở nhanh chóng trong trường hợp bạn chỉ có một mình và không có bất cứ dụng cụ nào hỗ trợ. Bạn chỉ cần liếm nhẹ phần cổ tay và chờ trong 5 phút. Nếu cổ tay không có mùi khó chịu thì bạn không bị hôi miệng và ngược lại.

Nhận biết hôi miệng bằng cách liếm cổ tay

Cách trị hôi miệng tận gốc sau 1 đêm ngay tại nhà theo dân gian

Để chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả và nhanh chóng không hề khó khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng không có cách trị hôi miệng sau 1 đêm. Những phương pháp dưới đây đều cần thời gian mới có hiệu quả, vì vậy bạn phải kiên trì thực hiện để cải thiện tình trạng hôi miệng.

1. Trị hôi miệng tại nhà hiệu quả bằng cây thì là

Từ lâu, các loại thảo mộc như cây thì là, đã được sử dụng như một chất làm thơm miệng. Cây thì là giúp cải thiện lượng nước bọt được sản xuất, và chứa các chất chống vi khuẩn. Sử dụng một vài nhánh thì là sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm mát, chữa hôi miệng hiệu quả.

 

Trị hôi miệng bằng cây thì là

2. Chữa hôi miệng lâu năm bằng gừng

Gừng là một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn cao, không chỉ giúp cải thiện hơi thở mà còn ngăn ngừa sâu răng. Bạn có thể pha nước gừng, sử dụng chung với trà hoặc dùng trực tiếp gừng tươi để giảm hôi miệng.

 

Trị hôi miệng bằng gừng

3. Mẹo vặt chữa hôi miệng dùng chanh tươi

Chanh là một loại quả có khả năng diệt khuẩn và khử mùi tốt. Bạn có thể pha chanh với nước muối để súc miệng trước khi đánh răng. Thực hiện việc này liên tục sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng hôi miệng một cách đáng kể.

 

Trị hôi miệng bằng chanh tươi

4. Mật ong giúp trị hôi miệng hiệu quả

Đây cũng là một trong những loại thực phẩm có tính kháng khuẩn tốt. Bạn có thể sử dụng mật ong pha cùng nước chanh dùng hằng ngày hoặc súc miệng với mật ong pha nước ấm để hạn chế hôi miệng.

 

 

Trị hôi miệng bằng chanh tươi

5. Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà với muối và ngò gai

Một cách khác để chữa hôi miệng tại nhà là sử dụng nước muối ngò gai. Bạn đun sôi 1 ít nước cùng ngò gai trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó để nguội và thêm vào chút muối. Sử dụng dung dịch này để súc miệng hằng ngày sẽ giúp đánh bay mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

6. Chữa hôi miệng bằng rau húng chanh

Để lá húng chanh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên phơi khô và mang đi sắc thật đặc, sau đó ngậm khoảng 5 - 7 phút. Ngoài ra bạn cũng có thể súc miệng hằng ngày bằng nước lá húng chanh để cải thiện cũng như ngăn ngừa hơi thở khó chịu.

 

Trị hôi miệng bằng chanh tươi

7. Sữa chua giúp chữa hôi miệng

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, không chỉ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn có khả năng ức chế hydrogen sulfide - một trong những chất gây nên mùi khó chịu cho hơi thở. Khi sử dụng sữa chua hằng ngày, bạn sẽ cảm thấy mùi hơi thở được cải thiện rõ ràng.

 

Trị hôi miệng bằng sữa chua

8. Cách trị hôi miệng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có tính mát và mùi thơm đặc trưng có khả năng khử mùi rất tốt giúp chữa hôi miệng. Bạn chỉ cần giã nhuyễn lá bạc hà lấy nước cốt và hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1:3 để súc miệng hằng ngày, mùi hôi miệng sẽ nhanh chóng biến mất.

 

Trị hôi miệng bằng lá bạc hà

9. Dùng trà xanh để trị hôi miệng tại nhà

Trà xanh là một loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao và tính kháng khuẩn tốt. Đây cũng là thành phần được sử dụng nhiều trong các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng trị hôi miệng. Sử dụng trà xanh để súc miệng sẽ giúp khoang miệng bạn trở nên sạch sẽ hơn, các mảng bám và vi khuẩn được rửa trôi, mang cho bạn lại hơi thở thơm tho.

 

 

Trị hôi miệng bằng trà xanh

10. Chữa hôi miệng bằng kẹo cao su và xịt thơm miệng

Nếu bạn bị hôi miệng do các nguyên nhân hôi miệng tạm thời thì có thể cân nhắc sử dụng kẹo cao su không đường và xịt thơm miệng. Nhai kẹo cao su giúp kích thích hoạt động tiết nước bọt, từ đó loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng. Xịt thơm miệng chứa các loại tinh dầu có tác dụng khử mùi, mang đến cho bạn hơi thở thơm mát ngay lập tức.

 

Trị hôi miệng bằng kẹo cao su

Cách ngăn ngừa, phòng ngừa hôi miệng quay trở lại

Bên cạnh việc điều trị, chữa hôi miệng thì các biện pháp phòng ngừa cũng rất quan trọng. Hãy tham khảo những thói quen tốt sau đây và duy trì thường xuyên để tránh tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà quan trọng nhất là đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và vệ sinh lưỡi thường xuyên. Chải răng hai lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám thức ăn ra khỏi miệng. Bàn chải đánh răng Colgate® 360° , được chứng minh lâm sàng là có tác dụng chống lại chứng hôi miệng, với mặt chải lưỡi tiện lợi được tích hợp ngay trên bàn chải.

Bạn có thể gặp nha sĩ để được tư vấn những loại kem đánh răng và nước súc miệng đặc biệt để điều trị hôi miệng tại nhà. Nước súc miệng Colgate Ortho Defense Phos-Flur và Kem đánh răng Colgate Total® Bạc Hà Tinh Khiết là những lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện và ngăn ngừa hôi miệng. 

Ngoài ra Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cũng cảnh báo rằng nước súc miệng không kê đơn chỉ là giải pháp tạm thời vì nó không điều trị được nguyên nhân cơ bản gây hôi miệng. Gặp nha sĩ và thăm khám định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo một sức khỏe răng miệng tốt nhất.

2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp làm ẩm khoang miệng, kích thích quá trình sản sinh nước bọt để rửa trôi các mảng bám ở răng, nướu, lưỡi, cải thiện mùi hôi hơi thở. Đồng thời uống đủ nước cũng giúp bạn thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước.

3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết một số loại thực phẩm có mùi như hành tây hoặc tỏi sống gây hôi miệng. Những thực phẩm này sau khi ăn và bài tiết bởi phổi sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu. các thực phẩm có tính axit (như giấm) hoặc thực phẩm có hàm lượng fructose cao (như ngũ cốc có đường) cũng gây hôi miệng. Cả axit và đường đều khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

Vậy nên, hãy chọn chế độ ăn kiêng phù hợp để kiềm chế sự khó chịu ở ruột, cũng như sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Bạn nên điều tiết lượng đường và chọn thực phẩm làm tăng lưu lượng nước bọt, bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt.

  • Rau có màu xanh và cam đậm.

  • Các loại trái cây.

  • Các loại thực phẩm giàu protein như cá, đậu, hoặc các loại hạt.

4. Từ bỏ các thói quen xấu

Một cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa hôi miệng là loại bỏ các thói quen xấu. Bạn cần cân nhắc về những loại thực phẩm mà bạn ăn vào ban đêm, từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống đủ nước.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hôi miệng

Có loại thuốc nào trị hôi miệng dứt điểm không?

Sau đây là một số loại thuốc trị hôi miệng bạn đọc có thể tham khảo:

  • Các loại thuốc cần được bác sĩ kê đơn: Breath Pearls, Detoxic, Detoxant, Bactefort.

  • Các loại thuốc không cần kê đơn: Cetylpyridinium chloride (CPC), Chlorhexidine, Chlorine dioxide, Ranitidine.

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Hôi miệng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bệnh lý nha khoa: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh chóp, áp xe tủy răng, viêm xương hàm,…

  • Bệnh về phổi: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, ung thư phổi,…

  • Bệnh về đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA,…

  • Bệnh về đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản,...

  • Bệnh gan: suy gan, ung thư gian,…

  • Bệnh mãn tính, tiểu đường,…

Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế?

Hãy thăm khám bác sĩ nếu bạn phát hiện một số vấn đề sau:

  • Sốt cao hoặc chảy nước mũi, tiết dịch mũi có mủ.

  • Có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy loét miệng.

  • Vẫn thở ra mùi hôi sau khi tự điều trị, đồng thời bị ợ nóng hoặc đau ngực.

Nếu nha sĩ đã xác nhận rằng các vấn đề nha khoa không phải là nguyên nhân gây hôi miệng và xác định sức khỏe răng miệng của bạn hoàn toàn bình thường, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì tình trạng hôi miệng rất có thể xuất phát từ bên trong cơ thể của bạn, và chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới xác định được bạn có đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nào hay không.

Mặc dù hôi miệng có thể là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy tự ti, nhưng đó không phải là điều đáng xấu hổ. Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn có bất kỳ quan ngại nào về tình trạng răng miệng của mình. Ngay cả khi bạn không hề mắc chứng hôi miệng, thì thực hiện theo các khuyến nghị ở trên có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về hơi thở của mình.

Về Tác giả: Dianne L. Sefo là một chuyên gia vệ sinh nha khoa và một nhà giáo dục vệ sinh răng miệng. Bà đã tham gia vào việc xuất bản nhiều ấn phẩm, làm việc trong các tổ chức tư nhân ở New York và Nam California và đã từng là giảng viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Monroe, Trường Concorde Careers College-San Diego và Đại học New York University.