Viêm lợi là gì?
Badge field

Viêm lợi là gì? Dấu hiệu & cách phòng ngừa

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng đỏ, đau nhức, dễ chảy máu khi đánh răng hay ăn uống và kèm theo mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy dấu hiệu của viêm lợi là gì, nguyên nhân do đâu và cách chữa trị tại nhà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi (còn gọi là viêm nướu hay gingivitis) là tình trạng viêm mô lợi do mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ trên răng. Khi mảng bám tồn tại quá lâu, lợi sẽ bị viêm, kích ứng, sưng đỏ, chảy máu và tiết dịch mủ. Ngoài ra, vi khuẩn trong mảng bám còn làm sâu răng. Vậy nên, người bệnh cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám và khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Viêm lợi rất phổ biến, có thể bị mắc phải ở mọi lứa tuổi và không có dấu hiệu rõ ràng nên người bệnh thường ít phát hiện ra. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và thẩm mỹ.
Xem thêm: Dấu hiệu viêm nướu răng và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Viêm lợi là tình trạng viêm mô lợi do mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ

Nguyên nhân gây viêm lợi do đâu?

Viêm lợi do mảng bám

Phần lớn nguyên nhân gây viêm lợi là do việc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám hình thành. Mảng bám được tạo ra từ vi khuẩn, bã thức ăn, nước bọt, chất nhầy với tế bào chết tích tụ trên lợi và răng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra mảng bám được kể đến như:

  • Thay đổi hormone khi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt,...
  • Bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, giảm bạch cầu,...
  • Dùng các loại thuốc như cyclosporin, nifedipine, niacin,... có thể gây viêm lợi.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá.
  • Người lớn tuổi.
  • Bị di truyền.

Viêm lợi không phải do mảng bám

Nếu bị viêm lợi vì dị ứng, nhiễm trùng, chấn thương,... bệnh nhân hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm lợi không do mảng bám

Xem thêm: Bị sưng lợi nguyên nhân do đâu? Cách điều trị sưng lợi

Dấu hiệu điển hình khi bị viêm lợi

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị viêm lợi:

Chẩn đoán bị viêm lợi

Để chẩn đoán viêm lợi, các nha sĩ thường dựa vào một số cách như sau:

  • Nha sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng lịch sử khám răng và những bệnh lý khác của bệnh nhân để xác định các yếu tố, nguy cơ có thể gây viêm lợi.
  • Kiểm tra tổng quát sức khỏe của răng, miệng, lợi và lưỡi để phát hiện các dấu hiệu như viêm nhiễm, sưng đỏ, chảy máu, hoặc bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc và hình dạng của lợi.
  • Đo độ sâu của rãnh lợi và răng bằng cách sử dụng đầu dò nha khoa. Độ sâu từ 1mm - 3mm là tình trạng răng bình thường, còn nếu độ sâu trên 4mm thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi.
  • Chụp X-quang để kiểm tra tình trạng túi lợi có độ sâu trên 4mm, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm lợi

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ viêm lợi bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Việc không đánh răng đúng cách hoặc không sử dụng chỉ nha khoa đều đặn làm tăng khả năng tích tụ mảng bám trên răng và nướu.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc là một trong những yếu tố hàng đầu gây viêm lợi. Thuốc lá làm giảm độ ẩm trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Vấn đề tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ viêm lợi cao hơn do sự thoái hóa của mô lợi và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tuổi tác.
  • Khô miệng: Tình trạng khô miệng sẽ không sản sinh ra lượng nước bọt cần thiết để rửa trôi vi khuẩn, từ đó dần tích tụ mảng bám trên răng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống thường xuyên không bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng hoặc tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi.
  • Răng mọc lệch: Răng mọc lộn xộn, không đúng vị trí, đã từng giải phẫu nướu, răng sẽ dễ tích tụ mảng bám.
  • Mắc bệnh lý: Các bệnh như tiểu đường, ung thư bạch cầu và các dạng ung thư máu khác có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi do cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc phenytoin dùng để điều trị động kinh và thuốc chẹn kênh canxi dùng để điều trị đau thắt ngực và huyết áp cao có thể gây tăng sản mô lợi, gây ra tình trạng viêm lợi.
  • Thay đổi hormone: Các giai đoạn thay đổi hormone như khi mang thai, dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt có thể góp phần làm tăng nguy cơ viêm lợi.
  • Di truyền: Một số người có yếu tố di truyền khiến họ dễ bị viêm lợi hơn.
  • Bị nhiễm trùng và nấm: Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm trong miệng có thể dẫn đến viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm lợi

Xem thêm: Top 10 kem đánh răng trị viêm nướu hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị viêm lợi

Điều trị viêm lợi tập trung vào việc loại bỏ mảng bám khỏi răng và nướu, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị viêm lợi hiện nay gồm có:

  • Làm sạch gốc và lấy cao răng: Nha sĩ sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám, cao răng khỏi bề mặt răng và dưới đường viền lợi. Ngoài ra, nha sĩ có thể sử dụng tia laser để làm sạch bề mặt chân răng, ngăn chặn sự tích tụ của cao răng và vi khuẩn gây viêm.
  • Dùng nước súc miệng trị viêm lợi: Sử dụng nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi và giảm viêm nhiễm.
  • Điều trị viêm lợi bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau và sưng viêm. Trong một số trường hợp, kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
  • Chỉnh răng: Khi răng mọc lệch, mão răng, miếng trám răng, cầu răng nhô ra hoặc không vừa khít có thể khiến lợi bị kích ứng, khiến cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉnh sửa các răng có hình dạng không phù hợp để giảm gây bệnh viêm lợi.

Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất

Viêm lợi có thể tự chữa trị bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Người bệnh có thể tham khảo những phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây:

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước muối

Muối có chứa các thành phần giúp răng chắc khỏe hơn, giúp cải thiện chất lượng men răng và kháng viêm, nhờ đó bảo vệ lợi khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, nước muối còn giảm đau nhức và giúp hồi phục nhanh phần lợi bị viêm. Thành phần florua có trong nước muối sẽ lấp đầy các lỗ sâu li ti, ngăn ngừa tình trạng mất khoáng chất từ men răng, phục hồi độ pH tự nhiên của khoang miệng, đặc biệt hơn là giúp ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi.

Vậy nên, nếu đang bị viêm lợi, người bệnh có thể pha nước muối tại nhà để vệ sinh răng miệng hàng ngày với nồng độ dung dịch muối tốt nhất là 0,9%. Người bệnh có thể pha 9g trong 1000ml nước và súc miệng từ 2 - 3 lần hàng ngày. Duy trì thói quen này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm lợi nhanh chóng và hiệu quả.

Mẹo chữa viêm lợi bằng mật ong

Với khả năng kháng khuẩn, mật ong có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm khi điều trị viêm lợi, đồng thời cũng hỗ trợ phục hồi lợi hiệu quả. Để điều trị viêm lợi bằng mật ong, có hai cách sau đây:

  • Bôi trực tiếp mật ong lên vùng lợi bị viêm mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, giữ từ 15 - 20 phút rồi súc miệng lại với nước. Bạn nên thực hiện 3 lần/ngày để đạt kết quả tốt nhất.
  • Kết hợp mật ong, chanh và nước ấm để súc miệng trong khoảng 10 phút mỗi ngày sau khi đánh răng. Người bệnh bị viêm lợi nhẹ khi áp dụng cách này sẽ thấy tình trạng sưng đỏ và lợi chảy máu giảm rõ rệt sau 3 ngày.

Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không

Lá trầu chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn như tinh dầu peta - phenol, chavicol và các hợp chất phenolic khác, giúp ức chế vi khuẩn có hại - nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi. Vì vậy, người bệnh có thể khắc phục viêm lợi bằng các cách sau:

  • Cách 1: Giã vừa đủ một lượng lá trầu không, thêm nước và đun sôi. Sau đó, cho dung dịch này vào tủ lạnh để bảo quản. Bạn nên súc miệng bằng nước đun từ lá trầu không 2 lần/ngày, mỗi lần từ 5 - 10 phút.
  • Cách 2: Thêm muối vào lá trầu và giã nước. Tiếp theo, ngâm hỗn hợp này trong rượu trắng 15 phút rồi chắt lấy nước, súc miệng với dung dịch này hàng ngày.
  • Cách 3: Rửa sạch rồi giã nát lá trầu không, sau đó đắp trực tiếp lên vùng nướu răng bị viêm và tránh súc miệng hay uống nước trong khoảng 30 phút để tinh chất trầu không ngấm vào lợi hỗ trợ giảm sưng, viêm hiệu quả.

Xem thêm: 10 cách trị viêm nướu răng tại nhà an toàn, hiệu quả, nhanh nhất

Cách chữa viêm lợi tại nhà cho bé

Dưới đây là một số cách chữa viêm lợi tại nhà cho bé từ các nguyên liệu tự nhiên, có thể dễ dàng tìm thấy:

Súc miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát, giảm tình trạng đau đầu, căng thẳng và sạch xoang. Súc miệng bằng dầu dừa cho bé sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên để trẻ nuốt vì trong dầu dừa có chứa các độc tố và vi khuẩn từ miệng, chỉ khuyến cáo súc miệng với dầu dừa cho bé từ 5 - 10 phút mỗi ngày.

Súc miệng bằng lô hội

Súc miệng cho bé bằng nước ép lô hội 2 -3 lần/ngày sẽ giúp làm dịu, kháng khuẩn, giảm viêm và giảm đau tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng cách này với trẻ bị dị ứng với lô hội.

Súc miệng bằng nước ép lô hội giúp giảm viêm lợi

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Vì vậy, bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng cho lợi của bé với tỷ lệ là 1 - 2 giọt tinh dầu khuấy với một cốc nước ấm và cho trẻ súc miệng 2 - 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Súc miệng bằng tinh dầu sả để điều trị viêm lợi tại nhà

Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Cách để chữa viêm lợi bằng tinh dầu tràm trà cho bé tại nhà như sau:

  • Cách 1: Pha loãng 1 - 2 giọt tinh dầu tràm trà với nước ấm và cho trẻ súc miệng 2 - 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng cho bé.

Tuy nhiên, cần lưu ý tinh dầu tràm trà đặc có thể gây dị ứng, phát ban hoặc xảy ra tương tác với một số loại thuốc. Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ và cẩn thận khi sử dụng loại tinh chất tràm trà cho trẻ.

Xem thêm: Nguyên nhân ngứa lợi phổ biến và cách điều trị

Cách phòng ngừa viêm lợi hiệu quả

Phòng ngừa viêm lợi tại nhà là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ viêm lợi hiệu quả:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nếu cần thiết thì 3 ngày/lần (đặc biệt là sau các bữa ăn).
  • Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương lợi và thay bàn chải định kỳ mỗi 3-4 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ cứng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng hằng ngày.
  • Dùng nước súc miệng diệt khuẩn có thể giúp giảm vi khuẩn và mảng bám trong miệng.
  • Khám răng định kỳ từ 4 - 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
  • Không hút thuốc lá để cải thiện sức khỏe nướu và răng.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, và thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Câu hỏi thường gặp

Viêm lợi có nguy hiểm đến sức khoẻ không?

Có. Viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến các mô và xương dưới, gây ra bệnh viêm nha chu hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe, tụt lợi, thậm chí mất răng. Ngoài ra, viêm lợi cũng liên quan đến các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, hô hấp, động mạch vành, viêm khớp dạng thấp và đột quỵ.

Viêm lợi có lây không?

Vi khuẩn gây viêm lợi có thể lây từ người này sang người khác qua đường nước bọt, tuy nhiên, khả năng lây bệnh viêm lợi là khá thấp. Những người vệ sinh răng miệng kém hoặc có đề kháng yếu như mắc bệnh HIV/AIDS hoặc bệnh bạch cầu có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn gây viêm lợi.

Bị viêm lợi khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi bị viêm lợi nhẹ, các triệu chứng sẽ cải thiện sau vài ngày nếu bạn áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm lợi vẫn kéo dài và có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, khi đó việc tìm đến nha sĩ là điều cần thiết.

Viêm lợi là một bệnh lý nha khoa phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có đầy đủ thông tin về viêm lợi để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.