Cách chăm sóc nướu răng khỏe mạnh
Badge field

Cấu tạo và chức năng của nướu? Hướng dẫn chăm sóc nướu răng đúng cách

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Nướu răng là phần mô bao xung quanh chân răng và xương ổ răng có chức năng cố định và liên kết các răng với nhau, giúp răng bám dính vào xương và bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn. Vậy bộ phận này có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng trên? Cùng Colgate tìm hiểu thêm thông tin về nướu và cách chăm sóc nướu khỏe mạnh trong bài viết sau.

*Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Nướu răng là gì? Chức năng của nướu

Nướu là những lớp mô mềm màu hồng nhạt bao phủ xung quanh chân răng các hàm trong khoang miệng và trên bề mặt của nướu thường sẽ có lấm chấm màu da cam. Hầu hết các mô nướu đều bám chắc vào khung xương hàm nhằm giúp răng và những bộ phận khác trong khoang miệng tránh được ma sát trong quá trình nhai thức ăn.

Bên cạnh đó, nướu còn đảm nhận một số chức năng quan trọng như:

  • Duy trì liên kết với niêm mạc miệng.

  • Giúp răng đứng vững trên khung hàm và nâng đỡ răng. 

  • Tạo ra sự liên kết tất cả răng trên khung hàm thành vòng cung răng liên tục.

  • Bảo vệ xương hàm và chân răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Cấu tạo của nướu

  1. Nướu rời (Nướu tự do)

  2. Nướu rời hay còn có tên gọi khác là nướu tự do. Đây là phần nướu bao quanh cổ răng nhưng không dính vào răng. Nướu rời có chiều rộng khoảng 1mm và hình thành nên vách mềm của khe nướu. 

  3. Khe nướu

  4. Khe nướu có cấu tạo là một rãnh nhỏ hẹp hình chữ V, là giới hạn giữa răng và nướu tự do. Chiều sâu của khe nướu là từ 0 đến 3,5mm, khe nướu khỏe mạnh sẽ không rộng quá 2mm. Khe nướu sẽ tiết ra chất dịch để làm sạch cũng như sát trùng khe nướu. Tuy nhiên, do biểu mô khe nướu mỏng, dễ tổn thương và không được sừng hóa, làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nướu.

  5. Gai nướu

  6. Gai nướu hay nướu kẽ răng là phần nướu giữa 2 kẽ răng nhằm lấp đầy khoảng trống giữa chúng. Gai nướu có 2 loại là gai nướu ngoài và trong, chúng được liên kết với nhau bằng yên nướu. Nếu gai nướu quá to hoặc không có gai sẽ tạo ra những lỗ hổng trong kẽ răng khiến thức ăn dễ mắc vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và mắc các bệnh lý nha chu.

  7. Nướu dính

  8. Nướu dính là phần nướu không di động và bám chặt vào xương ổ răng, giúp cố định răng trong quá trình nhai thức ăn. Nướu dính có chiều cao tăng lên theo độ tuổi, từ 1 – 9mm. Nướu dính chiếm nhiều diện tích chiều cao chân răng nhất ở răng cửa và giảm dần và giảm dần về các răng sau.

  9. Nướu sừng hóa

  10. Nướu sừng là lớp nướu bám gần vào răng nhất, có lớp biểu mô sừng phủ bên trên. Nướu sừng hóa có chiều cao từ 1 – 9mm, bao gồm cả phần nướu rời và nướu dính và chiều cao tăng dần theo độ tuổi. Nướu sừng hóa là bộ phận cần thiết để giữa viền nướu đúng vị trí và trạng thái khỏe mạnh của răng lợi. 

  11. Lõm nướu

  12. Lõm nướu là các rãnh dọc nướu răng, nằm giữa các răng trong vùng nướu dính.

  13. Đường tiếp nối nướu - niêm mạc

Là đường lượn cong hình vỏ sò nhằm phân chia nướu sừng hóa và niêm mạc xương ổ răng. Có thể nhận biết đường này bằng cách dùng tay kéo môi hoặc má ra ngoài sẽ thấy niêm mạc xương ổ. Niêm mạc xương ổ có màu đỏ sậm hơn và không có những chấm li ti màu da cam.

Cách nhận biết nướu khỏe mạnh

Mô nướu khỏe mạnh thường có màu hồng san hô hoặc màu hồng sẫm. Khi nướu xuất hiện những màu khác như đỏ, trắng, đen, xanh lam,... là biểu hiện một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,... Tùy vào cơ địa mỗi người mà màu sắc của nướu có thể khác nhau dựa vào các yếu tố như độ dày và mức độ sừng hóa của biểu mô, lưu lượng máu đến nướu, sắc tố tự nhiên của da, tác dụng phụ của thuốc hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý.

Mô nướu khỏe mạnh không bị viêm sẽ vừa khít với phần xung quanh răng và có cảm giác tự nhiên. Hình dạng của mô nướu thường trông giống hình lưỡi dao hoặc hình chóp, và bám thành một đường cong xung quanh răng. Mô nướu khỏe mạnh thường có kết cấu chắc chắn và không xuất hiện vết lốm đốm màu da cam ở phần nướu bên ngoài. Khi đánh răng hoặc kiểm tra nha chu sẽ không gây đau và chảy máu.

>>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây sâu răng trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Nướu khỏe mạnh có màu hồng san hô, vừa khít với phần xung quanh răng

Các bệnh lý về nướu thường gặp

1. Viêm nướu

Viêm nướu là bệnh lý thường gặp nhất, xảy ra khi nướu bị kích ứng, sưng tấy và mẩn đỏ do sự tích tụ của các vi khuẩn trong các mảng bám, cao răng trong thời gian dài trên bề mặt răng. Viêm nướu thường có một số triệu chứng như:

  • Nướu có màu trắng, đỏ hoặc xanh lam.
  • Nướu bị sưng phù, dễ chảy máu khi đánh răng hoặc ăn uống.
  • Đối với tình trạng nặng, nướu có thể bị chảy máu mà không có tác động nào.
  • Răng bị lung lay.
  • Hơi thở có mùi.

Bên cạnh sự tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám, viêm nướu răng còn xảy ra do căng thẳng, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, thay đổi nội tiết do mang thai,...

2. Chảy máu chân răng

Tình trạng này xảy ra do lợi bị tổn thương và có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, mất răng,... Chảy máu chân răng kéo dài sẽ khiến các mô răng khó hồi phục hơn, việc điều trị cũng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.

Chảy máu chân răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp

3. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng các mô mềm, xương nâng đỡ xung quanh răng bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến răng bị lung lay dẫn đến mất răng. Bạn có thể nhận biết bệnh viêm nha chu thông qua một số triệu chứng:

  • Răng bị lung lay, đau nhức. Cảm giác đau tăng lên khi nhai hoặc đánh răng.

  • Nướu sưng phù, sờ vào nướu có cảm giác mềm.

  • Xuất hiện túi nha chu giữa răng và nướu.

  • Tụt nướu.

Ngay khi phát hiện những triệu chứng trên, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách có thể phòng ngừa và hạn chế bệnh. 

Cách chăm sóc nướu răng đúng cách, an toàn và hiệu quả

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm sẽ giúp kiểm soát mảng bám và hạn chế tích tụ vi khuẩn trong miệng. Bạn nên chọn bàn chải đánh răng như Colgate® SlimSoft™ có lông bàn chải mảnh để tiếp cận phần bên dưới đường viền nướu và mềm để không gây kích ứng nướu.

Cách đánh răng đúng cách không tổn thương nướu:

  • Nên đánh răng sau khi ăn 30 phút. 

  • Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với đường viền nướu, di chuyển bàn chải qua lại với thao tác ngắn và nhẹ nhàng. 

  • Chải răng cả mặt trước và mặt sau của răng.

Chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa mắc bệnh về nướu

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch răng

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nha chu, đồng thời hạn chế sâu rănghôi miệng. Dùng lực nhẹ nhàng để luồn chỉ nha khoa vào giữa các kẽ răng, di chuyển chỉ thành hình chữ C quanh răng và dưới nướu để làm sạch mảng bám và thức ăn. Nên dùng phần chỉ nha khoa mới khi vệ sinh răng khác để không đưa vi khuẩn trở lại miệng. 

Những người có nướu răng nhạy cảm có thể sử dụng tăm nước thay cho chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, bạn cần chọn nơi uy tín để mua để không gây ảnh hưởng đến nướu răng trong quá trình sử dụng.

Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao gấp 3 lần người không sử dụng. Đặc biệt, người hút hơn một gói rưỡi thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung nhiều rau, trái cây, các loại đậu, cá,... không chỉ tốt cho sức khỏe toàn diện mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm. Chế độ ăn giàu axit béo còn giúp ngăn ngừa mắc bệnh nha chu.

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Để chăm sóc nướu răng hiệu quả, hãy đặt lịch đến nha khoa để lấy cao răng và khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Điều này giúp bạn phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý về nướu và răng miệng.

Nướu răng là bộ phận quan trọng đối với sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện. Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng và còn giúp bạn có hàm răng đẹp và chắc khỏe hơn.

  • Vì sao nướu chảy máu?

    Nướu chảy máu có thể do tác động một lực mạnh khiến phần mô nướu bị tổn thương, chẳng hạn đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng tăm tre. Ngoài ra, nướu bị chảy máu còn do lão hóa hoặc là dấu hiệu cảnh bảo viêm nướu, viêm nha chu,...

  • Các mảng bám dính trên nướu là gì?

    Trên hầu hết các bề mặt răng đều có một lớp mỏng rin rít chứa vi khuẩn được gọi là mảng bám sinh học. Mảng bám này hình thành do các vụn thức ăn, là nơi các vi khuẩn tích tụ và phát triển. Đây là nguyên nhân gây ra cao răng, viêm nướu và sâu răng.