Nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị sâu răng
Vi khuẩn
Vi khuẩn trong miệng được hình thành do sự tích tụ mảng bám và là nguyên nhân chính gây sâu răng. Vi khuẩn tạo ra một loạt axit từ thức ăn, đặc biệt là từ đường và tinh bột. Những axit này sẽ ăn mòn lớp men bảo vệ răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và khiến răng bị sâu.
Vệ sinh răng miệng kém
Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách, mảng bám có thể tích tụ trên bề mặt răng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tạo ra axit. Một số thói quen vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ bị sâu răng mà có thể bạn không để ý:
Không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn.
Đánh răng không đủ 2 phút.
Đánh răng không đều đặn, cách ngày.
Chải răng không đúng kỹ thuật.
Không sử dụng kem đánh răng chứa fluoride.
Mảng bám
Mảng bám là một lớp màng bám dính trên răng, bao gồm vi khuẩn, thức ăn thừa và các khoáng chất khác. Khi mảng bám không được loại bỏ hàng ngày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, phá hủy lớp men bảo vệ răng và tăng nguy cơ bị răng sâu.
Tụt lợi
Tụt lợi được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sâu răng. Khi lợi bị tụt sẽ khiến chân răng bị lộ ra bên ngoài, các mảng bám sẽ hình thành trên rễ chân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
>>> Tìm hiểu thêm: 9 cách điều trị hôi miệng đơn giản tại nhà, hiệu quả triệt để sau 1 đêm
Mất men răng
Mất men răng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng. Một số nguyên nhân khiến men răng bị mất gồm có quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, vệ sinh răng miệng không đúng cách, mắc bệnh lý có liên quan như trào ngược dạ dày,…
Hình dáng răng lồi lõm
Răng có hình thể lồi lõm khiến bàm chải đánh răng khó tiếp cận để làm sạch khi đánh răng. Do đó, những chiếc răng lồi lõm, có nhiều hố, khe nứt thường dễ bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề răng miệng hơn.
Vị trí răng
Những chiếc răng hàm thường có nhiều rãnh, hố, khó vệ sinh hơn những chiếc răng cửa. Vì vậy, răng hàm có nguy cơ bị sâu nhiều hơn răng cửa.
Giảm tiết nước bọt
Nước bọt được tiết ra thường xuyên trong khoang miệng giúp rửa sạch mảng bám và thức ăn trên răng. Đồng thời, chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Tuy nhiên, khi sử dụng một số loại thuốc trị bệnh, xạ trị, hóa trị, cơ chế tiết nước bọt bị giảm đi đáng kể, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Chế độ ăn nhiều đồ ngọt, có đường
Vi khuẩn sẽ chuyển hóa đường trong thức ăn để tạo axit gây hại cho răng. Ăn quá nhiều thức ăn và đồ uống có chứa đường, đặc biệt là các loại bánh kẹo ngọt và đồ uống có ga, có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.
Vết trám lâu ngày
Sau thời gian dài, vết trám răng có thể yếu dần đi, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ. Từ đó, dẫn đến tình trạng răng bị sâu.
Ợ nóng
Ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản khiến axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Lâu dần, tình trạng này khiến men răng bị mòn và tổn thương, dẫn đến răng dễ bị vi khuẩn tấn công, hình thành các đốm sâu răng.
Biện pháp điều trị sâu răng
Nha sĩ thường khuyến nghị các phương pháp điều trị răng sâu theo mức độ sâu răng:
Phương pháp tái khoáng hóa để làm cứng men răng bằng Canxi hoặc Flour, thường áp dụng cho sâu răng giai đoạn đầu.
Làm sạch lỗ răng sâu và trám răng thường áp dụng cho răng bị sâu nhưng chưa đến tủy hoặc dây thần kinh răng.
Phương pháp chụp tủy răng được chỉ định cho trường hợp sâu răng đã lan đến tủy hoặc dây thần kinh nhưng vẫn có khả năng phục hồi tự nhiên.
Lấy tủy răng được chỉ định cho những trường hợp chân răng hoặc tủy răng bị chết hoặc bị thương. Sau đó sẽ nha sĩ sẽ trám kín ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
Bọc răng sứ để khôi phục lại hình dáng và kích thước ban đầu đối với những trường hợp bị sâu răng nặng.
Nhổ răng sâu và trồng răng thay thế cho những trường hợp răng bị sâu quá nghiêm trọng và không thể khôi phục.