Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Badge field

Đau quai hàm gần tai: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Published date field

Đau quai hàm hay sái quai hàm là bệnh phổ biến nhiều người gặp phải khi sinh hoạt hàng ngày. Dấu hiệu đau xương hàm là những cơn đau âm ỉ kéo dài, co cứng hàm hoặc cảm giác bị đau nhói ở vùng hàm gần tai. Hãy cùng Colgate tìm hiểu nguyên nhân bị đau cơ hàm khi há miệng và cách xử lý tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu nhận biết đau quai hàm

Đau quai hàm là tình trạng đau nhức khó chịu ở vùng hàm gần tai. Quai hàm là phần cơ bắp ở mỗi bên của khuôn mặt, giúp chúng ta mở và đóng miệng, nhai thức ăn và thực hiện các hoạt động liên quan đến hàm. Đau cơ hàm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hay nói chuyện của bạn.

Các dấu hiệu đau hàm dễ phát hiện nhất:

  • Hàm co cứng, khó khăn hoặc không cử động hàm được.

  • Đau nhức xung quanh hoặc bên trong vùng hàm gần tai dài ngày, âm ỉ không hết.

  • Cơn đau xương hàm nghiêm trọng có thể lan vùng mặt và gây đau nhức đầu.

  • Đau xương hàm gần tai khi ăn uống, nói chuyện.

  • Khớp hàm cứng nên khó khăn trong việc cử động cơ miệng như há miệng và khép miệng.

  • Há miệng bị đau hàm 1 bên trái hoặc bên phải.

     

Thói quen ăn uống, nghiến răng, hoặc yếu tố di truyền đều có thể gây ra chứng rối loạn khớp thái dương.

>> Xem thêm:

Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau quai hàm

Đau quai hàm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đồng thời, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Một số nguyên nhân đau quai hàm phổ biến:

1. Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là nguyên nhân chính gây đau hàm. Đây là tình trạng viêm khớp hàm dưới ở vùng sọ mặt có chức năng hỗ trợ hàm cử động, ăn, nhai,... Bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ trong các giai đoạn thay đổi hormone như tuổi dậy thì và mãn kinh.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm thường có những triệu chứng sau:

  • Đau 1 bên hàm hoặc cả 2 bên mặt theo từng cơn co thắt cơ.

  • Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng theo thời gian, bệnh tình tiến triển, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội hơn, nhất là khi ăn uống.

  • Đặc biệt đau ở vùng trong và quanh tai.

  • Miệng và hàm khó khăn khi cử động.

  • Nghe tiếng lục cục khi cử động khớp hàm.

  • Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mỏi cổ, đau nhức vùng đầu và thái dương.

  • Mặt bị phình, sưng tại vị trí viêm khớp thái dương hàm.

Thói quen ăn uống, nghiến răng, hoặc yếu tố di truyền đều có thể gây ra chứng rối loạn khớp thái dương.

2. Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)

Đau xương hàm gần tai thường là một dấu hiệu của tình trạng rối loạn hệ thống sọ mặt, được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint Disorder) hoặc viết tắt là rối loạn TMJ. Bệnh này liên quan đến các cơ bắp, dây chằng và các cấu trúc xung quanh khớp quai hàm trong khu vực hàm và khuôn mặt. Một số triệu chứng thường gặp của rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Đau và khó chịu vùng quai hàm ở một hoặc cả 2 bên khuôn mặt..

  • Khó khăn khi há miệng to.

  • Cảm thấy mỏi cơ khi ăn hoặc nhai.

  • Thiếu linh hoạt, bị hạn chế khi cử động hàm.

  • Tiếng kêu lục cục hoặc rít khi cử động hàm dưới.

  • Sưng má tại vùng quai hàm.

  • Ù tai, choáng váng.

Một số biện pháp mà nha sĩ khuyên bạn nên thể thực hiện để giảm đau do rối loạn TMJ gây ra, bao gồm thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục, sử dụng thuốc hoặc điều trị vật lý trị liệu.

 

Đau hàm 1 bên xảy ra khi nghiến răng, nằm nghiêng 1 bên quá lâu

3. Sái quai hàm

Sái quai hàm hay trật khớp hàm xảy ra khi phần xương quai hàm lệch khỏi vị trí ban đầu. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau quai hàm gần tai, thường xảy ra do bệnh nhân há miệng to đột ngột khi ăn hoặc cười to. Sái quai hàm là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, gây khó khăn khi ăn, nhai, nói chuyện hoặc vệ sinh răng miệng.

Nguyên nhân bị sái quai hàm bao gồm:

  • Viêm nhiễm ở vùng mũi và họng.

  • Tư thế nằm ngủ không đúng, đặc biệt là việc nằm ngửa hoặc nằm sấp quá lâu có thể khiến quai hàm bị lệch.

  • Nghiến răng khi ngủ.

  • Cười lớn, ngáp quá mạnh hay há miệng to khi ăn cũng có thể gây sái quai hàm.

  • Hoạt động quá sức hay mang vác nặng nề liên tục tạo áp lực lên vùng cổ và vai, khiến cho các phần cơ bị căng, dẫn đến xương quai hàm bị lệch.

  • Căng thẳng, mệt mỏi hoặc stress kéo dài cũng là những nguyên nhân gây sái quai hàm.

     

Thói quen ăn uống, nghiến răng, hoặc yếu tố di truyền đều có thể gây ra chứng rối loạn khớp thái dương.

4. Đau dây thần kinh sinh ba 

Đau dây thần kinh sinh ba là một bệnh lý ít gặp, gây ra cảm giác đau nhức dữ dội cho người bệnh. Nguyên nhân thường gặp bao gồm chấn thương hoặc các vấn đề ở não tạo áp lực lên dây thần kinh. Bệnh lý này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi. Triệu chứng thường gặp là:

  • Đau nhức hoặc cảm giác như bị bỏng ở một hoặc cả 2 bên mặt.

  • Cơn đau dữ dội hơn khi chạm vào mặt hoặc cử động cơ mặt và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.

  • Co giật các cơ vùng mặt;

  • Thường đau 1 bên hàm dưới, má hoặc miệng.

  • Theo thời gian, bệnh tình tiến triển, cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Đau dây thần kinh sinh ba thường đau theo từng cơn ngắn và dữ dội, đôi khi không phản ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường. Vì vậy, việc tìm kiếm sự can thiệp từ bác sĩ là cần thiết để có biện pháp điều trị thích hợp.

5. Viêm tủy xương 

Viêm tủy xương xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào xương. Đây là bệnh lý không phổ biến nhưng gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Người trải qua các cuộc phẫu thuật nha khoa, liên quan đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng hoặc do chấn thương ở vùng răng miệng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Đồng thời, các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch cũng có thể gây viêm tủy xương.

Nhiễm trùng tủy xương cần được điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh thích hợp để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, hủy xương. Bệnh lý này thường có các dấu hiệu như:

  • Đau nhức dữ dội 1 bên hàm.

  • Sốt cao.

  • Sưng phù vùng răng, hàm.

  • Đỏ, nóng ở vùng đau.

  • Hơi thở có mùi khó chịu.

  • Khó khăn khi ăn, nhai hay cử động hàm.

  • Cảm giác tê ở hàm, môi hoặc vùng miệng.

6. Khối u và u nang 

Khối u và nang là hai loại bệnh khác nhau, mặc dù cả hai đều có thể gây ra đau 1 bên hàm, tuy nhiên, chúng khá hiếm gặp.

Khối u thường là những mô phát triển không bình thường, trong khi u nang thì chứa chất lỏng. Mặc dù chúng thường không phải là ung thư, nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bằng cách làm răng di chuyển ra khỏi vị trí, phá hủy xương và mô trong hàm và miệng. Một số loại khối u và nang phổ biến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bao gồm u nguyên bào tủy, u nang có nhiều hạt và odontoma. Triệu chứng phổ biến nhất của khối u và nang là cảm giác đau nhức 1 bên hàm. Ngoài ra, các dấu hiệu khác mà bạn có thể gặp phải bao gồm: 

  • Xuất hiện mảng đỏ hoặc trắng trong miệng.

  • Vết loét và chảy máu.

  • Sờ thấy khối u.

  • Cổ họng khó chịu, khàn tiếng.

  • Khó khăn khi nhai, nuốt thực ăn hoặc cử động hàm.

  • Mô xung quanh răng có sự phát triển.

  • Sưng phù hàm hoặc cả mặt.

7. Bệnh lý khác ở xương quai hàm

Các bệnh lý khác ở xương quai hàm như thoái hóa khớp xương quai hàm, viêm màng hoạt dịch ở dây chằng nối hoặc khớp quai hàm,... đều có thể gây ra triệu chứng đau quai hàm.

8. Mắc các bệnh về răng miệng

Theo nghiên cứu của Học viện Nha khoa Hoa Kỳ đau quai hàm có thể do các vấn đề về răng miệng như:

  • Viêm nướu và viêm nha chu: Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đỏ và có thể ảnh hưởng đến cơ quai hàm, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu.

  • Nứt, vỡ hoặc mẻ răng: Các vấn đề này có thể gây đau cơ hàm khi ăn hoặc tiếp xúc với vùng răng bị tổn thương.

  • Nghiến răng: là hành vi cọ xát răng vào nhau không tự chủ, thường diễn ra khi ngủ hoặc trong tình trạng căng thẳng. Thói quen này có thể gây tổn thương cho các cơ và dây chằng quai hàm, gây ra đau quai hàm.

  • Cơn đau do sâu răng hàm, viêm chân răng, răng mọc lệch, áp xe răng,... có thể lan đến quai hàm, vùng mặt, gây đau nhức, khó chịu.

9. Viêm xoang

Viêm xoang thường là kết quả của bệnh viêm mũi, dị ứng hoặc các vấn đề khác liên quan đến mũi họng. Đây là một tình trạng phổ biến khi các xoang sau má (xoang hàm trên) bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc vi rút. Viêm xoang có thể gây đau nhức ở một bên hàm hoặc cả hai bên kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Nghẹt mũi, khó thở.

  • Mũi hoặc cổ họng chảy ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh.

  • Sưng phù vùng hàm hoặc mặt.

  • Ù tai, đau đầu.

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất mùi hoặc mất vị giác.

>>>Xem thêm:

Mẹo chữa đau quai hàm hiệu quả tại nhà 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau quai hàm mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, tư vấn và thăm khám tại phòng khám nha khoa uy tín là cách chữa trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, có một số phương pháp phổ biến dùng để giảm đau và cải thiện tình trạng đau hàm tại nhà như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu bạn bị đau quai hàm nhẹ, việc sử dụng thuốc không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen là lựa chọn hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp đau dữ dội hơn, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc gây tê cục bộ có thể được sử dụng để giảm đau và sưng.

  • Chườm lạnh: Chườm túi đá hoặc túi lạnh lên khu vực đau quai hàm giúp giảm sưng và đau đối với những cơn đau cấp tính. Nhiệt lạnh có tác dụng giãn mạch, giảm lượng máu đưa đến khu vực đau. Từ đó, giảm cảm giác đau và sưng tạm thời.

  • Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng áp vào vùng đau quai hàm giúp thư giãn cơ và giảm đau trong trường hợp đau do căng thẳng cơ và cần thư giãn cơ quai hàm. Nhiệt tăng tuần hoàn máu đến khu vực đau, thư giãn cơ bắp và giảm đau hiệu quả.

  • Thực hiện các bài tập thư giãn cơ quai hàm: đặt ngón giữa và ngón trỏ lên vùng quai hàm đau nhức, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp tròn trong khoảng 5 đến 10 vòng đồng thời cử động miệng. Lặp lại quy trình này cho đến khi cảm giác đau giảm bớt.

  • Cho hàm được nghỉ ngơi: chọn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều để giảm áp lực lên hàm khi ăn.

  • Thay đổi tư thế ngủ: Nếu bạn thường ngủ nghiêng về một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ, hãy thử chuyển sang tư thế ngược lại. Điều này giúp giảm áp lực lên các cơ trong quai hàm, từ đó giảm đau hiệu quả.

Nếu triệu chứng đau quai hàm kéo dài hoặc không được cải thiện bằng các biện pháp trên, bạn nên thăm bác sĩ hoặc chuyên gia nha khoa để được khám và điều trị đáng tin cậy. Họ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

 

Các bài tập vật lý trị liệu để giảm đau hàm 1 bên

Biện pháp ngăn ngừa đau quai hàm gần tai 

Ngăn ngừa đau quai hàm gần tay bằng các biện pháp sau: 

  • Tránh những thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm: cắn móng tay, cắn môi, cắn viết…

  • Bổ sung canxi và chất dinh dưỡng: Tăng cường vitamin D, canxi để tăng chắc khỏe xương. Ăn thực phẩm mềm, chín, cắt miếng nhỏ vừa ăn

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh nhai thức ăn cứng, dai, dễ dính vào răng như hạt cứng, khô bò, khô mực…vì sẽ càng làm mỏi cơ hàm hơn, đặc biệt không nhai kẹo cao su. 

  • Đảm bảo nhai thức ăn đều 2 bên hàm và từ từ để tránh căng thẳng quai hàm.

  • Tránh stress: Hạn chế căng thẳng tinh thần và thư giãn để giảm áp lực lên cơ quai hàm.

  • Dùng tay đỡ hàm khi ngáp để tránh tổn thương.

  • Học các phương pháp mát-xa và thư giãn quai hàm.

  • Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách chăm sóc răng đúng cách như đánh răng ngày 2 lần với kem đánh răng chứa Fluor, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn.

  • Nếu mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,... hay có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn cần tìm kiếm sự tư vấn và chữa trị kịp thời từ bác sĩ, chuyên gian.

>>> Xem thêm:

Khi nào đau 1 bên hàm cần đến gặp bác sĩ? 

Đau quai hàm không phải lúc nào cũng nguy hiểm, tuy nhiên, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Đau dữ dội nhưng đột ngột biến mất sau khi chảy ra một loại chất lỏng mặn có mùi khó chịu.

  • Ăn, uống, nuốt hoặc thở khó khăn.

  • Không thể cử động miệng như bình thường.

  • Sưng phù hàm hoặc vùng mặt.

  • Sốt cao, dai dẳng.

Một số thắc mắc thường gặp về vấn đề đau quai hàm, sái quai hàm

Há miệng bị đau hàm trái là bệnh gì?

Há miệng bị đau hàm trái hoặc hàm phải là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý như viêm khớp thái dương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), sái quai hàm, đau dây thần kinh sinh ba, các bệnh về răng miệng như nứt, vỡ hoặc mẻ răng, nghiến răng, sâu răng hàm, răng mọc lệch, áp xe răng,...

Chữa sái quai hàm bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị sái quai hàm có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh, phương pháp chữa trị và cơ sở, địa điểm khám bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn có bảo hiểm y tế, phí chữa trị có thể được bảo hiểm chi trả một phần hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào loại bảo hiểm. Để biết thông tin chi tiết và chi phí cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Sái quai hàm chữa ở đâu?

Bạn có thể điều trị sái quai hàm tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám nha khoa hoặc các trung tâm chuyên khoa về hàm mặt. Nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa có kiến thức và kinh nghiệm sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Sái quai hàm có tự khỏi được không?

Sái quai hàm thường không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị bởi các chuyên gia y tế hoặc nha sĩ, đồng thời, tình trạng này cũng rất dễ tái phát lại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra, việc điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, hoặc thậm chí phẫu thuật. 

Bấm huyệt chữa sái quai hàm có hiệu quả không?

Bấm huyệt là một trong những cách chữa sái quai hàm. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Ngược lại, với các đối tượng bị sái quai hàm nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật là lựa chọn điều trị phù hợp hơn. Để tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất cho mình, bạn nên thảo luận cùng với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Mẹo chữa sái quai hàm khi ngáp? 

Một số mẹo chữa sái quai hàm tại nhà bao gồm việc chườm nóng vùng quai hàm để giúp giảm đau và giảm căng thẳng cơ bắp. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen hoặc ấn huyệt, xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau để giảm cảm giác đau, khó chịu. Tuy nhiên, nếu cơn đau do sái quai hàm không hết sau một khoảng thời gian dài, hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu sái quai hàm là gì?

Các triệu chứng của sái quai hàm bao gồm: đau lan tỏa từ vai, cổ, tai, đến mặt. Tai bị ù, và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến mất khả năng nghe. Cử động hàm gây ra đau và vận động cổ trở nên khó khăn. Khi ăn uống hoặc mở miệng rộng, bạn có thể nghe thấy tiếng lụp cụp từ khớp hàm.

Các cơn đau quai hàm, sái quai hàm quai hay đau hàm vùng gần tai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị kịp thời khi phát hiện bị đau hàm 1 bên. Song song đó, để cơn đau thuyên giảm và nhanh chóng bình phục, hãy áp dụng một số cách giảm đau cơ hàm Colgate đề xuất ở trên để thực hiện.