Cách ngừng nghiến răng vào ban đêm
Badge field

Nghiến răng khi ngủ do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Nghiến răng khi ngủ là triệu chứng rối loạn vận động cơ hàm trong giấc ngủ, điều này không chỉ gây mòn răng, khó chịu cho người ngủ bên cạnh mà còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một số bệnh lý răng miệng. Cùng Colgate tìm hiểu nguyên nhân chính gây nên tật nghiến răng, hậu quả chúng gây ra và mẹo chữa nghiến răng trong lúc ngủ trong bài viết dưới đây.

Nghiến răng khi ngủ là bệnh gì?

Chứng nghiến răng khi ngủ (bruxism) là tình trạng cắn chặt răng quá mức ở cả người lớn và trẻ em xảy ra trong ngày hoặc ban đêm khi ngủ. Ngủ nghiến răng không chỉ gây phiền toái cho người ngủ cạnh bạn mà còn có thể gây tổn thương cho răng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài.

Một số biến chứng của tình trạng nghiến răng kéo dài có thể thấy rõ như lớp men răng mòn dần, đau mặt, sưng mặt,... Những triệu chứng này có thể dẫn đến tình trạng răng ê buốt, cũng như các vấn đề về răng miệng nghiêm trọng hơn.

 

Chứng nghiến răng là tình trạng cắn chặt răng khi ngủ

Xem thêm:

Nguyên nhân gây tình trạng ngủ nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng rối loạn vận động cơ hàm ảnh hưởng tới giấc ngủ tương đương với các hoạt động như ngáy (thở to) khi ngủ. Tình trạng nghiến răng xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Stress và căng thẳng

Căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày có thể là một nguyên nhân nghiêm trọng gây nghiến răng khi ngủ. Khi gặp căng thẳng thần kinh, cơ hàm có thể tự động phản ứng bằng cách nghiến răng và kẹp chặt hàm lại với nhau.

Rối loạn giấc ngủ

Một số rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, hoặc hội chứng chân không yên (restless leg syndrome) có thể gây ra tình trạng cắn chặt răng khi ngủ.

  • Mất ngủ: Thiếu ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu có thể làm tăng nguy cơ ngủ nghiến răng.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ khi việc ngưng thở lặp đi lặp lại xảy ra trong suốt giấc ngủ. Khi cơ thể cố gắng hô hấp, một số người có thể phản ứng bằng cách nghiến răng.

  • Hội chứng chân không yên: Rối loạn này gây ra những cảm giác không thoải mái trên chân khi nằm xuống khiến người bệnh có thể nghiến răng khi ngủ.

     

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng

Các vấn đề về răng và hàm

Các vấn đề về cấu trúc hàm và răng có thể góp phần gây ra chứng nghiến răng khi ngủ. Hàm răng không khớp, bị mất hoặc thiếu một vài chỗ khiến khớp răng bị lệch trong quá trình nhai dẫn đến tình trạng khớp cắn hở, lệch hàm, gây nên bệnh nghiến răng.

Sử dụng chất kích thích

Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine, thuốc lá hoặc thức uống có cồn có thể xảy ra tình trạng ngủ nghiến răng. Các chất kích thích này có thể ức chế hệ thần kinh và gây ra hoạt động không kiểm soát của cơ hàm.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm căng thẳng và thuốc cường dương có thể gây ra nghiến răng khi ngủ như một tác dụng phụ. Điều này có thể xảy ra do tác động của các thành phần hoá học trong thuốc lên hệ thần kinh và các cơ liên quan đến hàm.

Xuất phát từ các yếu tố bên trong cơ thể

Các rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, các nguồn bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương như bệnh DOWN, động kinh, nhiễm khuẩn màng não, parkinson, tính di truyền,... có thể gây bệnh nghiến răng trầm trọng ở người lớn và trẻ nhỏ.

Vấn đề tâm lý và hành vi

Rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm, căng thẳng tâm lý hoặc vấn đề hành vi như sự bực bội, tức giận có thể khiến bạn nghiến răng vào ban đêm. Đây có thể là một cách mà cơ thể biểu hiện sự căng thẳng và tâm trạng không thoải mái.

 

Rối loạn tâm lý có thể dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ có sao không? Tác hại khi nghiến răng

Chứng nghiến răng khi ngủ không những làm bệnh lý răng miệng trở nên tồi tệ, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người nằm bên cạnh. Một số ảnh hưởng gây ra bởi việc ngủ nghiến răng gồm:

  • Nghiến răng khi ngủ dẫn đến sai lệch khớp xương hàm, gây các triệu chứng viêm khớp thái dương hàm vô cùng nguy hiểm.

  • Tác động đến men răng, mài mòn răng, làm răng ố vàng và dẫn đến các bệnh lý liên quan đến viêm nướu,...

  • Ngủ nghiến răng gây đau sưng mặt, lệch mặt, rối loạn các vùng khớp, đau quai hàm.

  • Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt răng và bị hao mòn.

  • Gây phì đại cơ cắn làm mất cân xứng khuôn mặt.

 

Nghiến răng có thể khiến sai lệch khớp hàm

Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ cho trẻ em và người lớn theo dân gian

Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế chứng nghiến răng khi ngủ:

1. Uống sữa ấm để giảm nghiến răng

Uống sữa ấm pha với bột nghệ trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn và khắc phục chứng ngủ nghiến răng.

  • Tryptophan - axit amin trong sữa giúp các dây thần kinh được thư giãn và giấc ngủ ngon hơn.

  • Curcumin trong nghệ có công dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

  • Sự kết hợp giữa sữa nóng với nghệ giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, tác động tích cực đến việc giảm nghiến răng vào ban đêm. 

2. Giảm nghiến răng bằng các bài tập thư giãn

Thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng như tập yoga, hít thở sâu giúp bạn giảm chứng nghiến răng khi ngủ. Nếu cần thiết, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý để hỗ trợ trong việc giảm căng thẳng.

Trước khi đi ngủ, bạn nên tắm nước nóng hoặc nếu có đủ thời gian, hãy dành 30 phút để ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn và xua tan đi những cảm giác mệt mỏi sau một ngày dài. Bạn cũng có thể mát-xa cơ thể, vận động nhẹ nhàng hoặc đọc một cuốn sách yêu thích để có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

3. Đeo máng chống nghiến răng vào ban đêm

Máng chống nghiến răng vào ban đêm là một thiết bị nha khoa được đeo trong khi ngủ để hạn chế chứng nghiến răng. Máng chống nghiến răng trông giống như một miếng bảo hộ miệng dành cho các vận động viên và được gắn vừa vặn với răng của bạn.

Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nha khoa kỹ lưỡng để xác định loại dụng cụ bảo hộ nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Tùy vào loại bảo hộ răng ban đêm nha sĩ thiết kế cho bạn, bạn có thể đeo ở hàm trên hoặc hàm dưới.

Lưu ý: Bạn cần đánh răng đúng cách trước khi đeo dụng cụ bảo hộ răng để ngăn ngừa vụn thức ăn mắc lại trên răng và khiến vi khuẩn hình thành xung quanh răng và nướu.

 

Đeo máng chống nghiến răng vào ban đêm

4. Điều chỉnh thói quen và lối sống

Thói quen và lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng vào buổi đêm. Vậy nên, để giảm chứng nghiến răng, bạn có thể bắt đầu từ những thay đổi đơn giản như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Hạn chế ăn đồ cứng, nhai kẹo cao su hoặc thức ăn có độ cứng cao trước khi đi ngủ. Ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ để giảm sự co thắt của hệ tiêu hóa.

  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế uống các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà và nước có ga. Cũng hạn chế sử dụng thuốc lá và cồn, vì chúng có thể gây kích thích và tăng nguy cơ nghiến răng.

5. Thực hiện thư giãn cơ, massage hàm

Thực hiện thư giãn cơ, massage hàm là một mẹo chữa chứng nghiến răng ban đêm hiệu quả, đơn giản, dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các bài tập từ nguồn tin đáng tin cậy hoặc tìm sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế để thực hiện đúng cách.

6. Điều trị các vấn đề hàm và răng

Nếu ngủ nghiến răng liên quan đến vấn đề cấu trúc hàm và răng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Họ có thể đề xuất các phương pháp điều trị như chỉnh nha, đánh bóng răng hoặc đặt miếng chắn giữa răng để giảm áp lực khi nghiến.

7. Điều trị các vấn đề giấc ngủ

Nếu nghiến răng liên quan đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia về giấc ngủ. Điều trị các vấn đề giấc ngủ có thể giúp giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Biện pháp phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ

Để phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập thể dục hoặc tắm nước ấm.

  • Không sử dụng chất kích thích trước khi ngủ như rượu, bia, cà phê, trà chứa caffein,...

  • Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.

  • Thường xuyên khám răng định kỳ.

Câu hỏi thường gặp về chứng nghiến răng khi ngủ

Ăn gì để không bị nghiến răng khi ngủ?

Để không bị nghiến răng vào buổi đêm, bạn có thể tham khảo bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu magie: các loại hạt, đậu, quả bơ, ngũ cốc nguyên cám, cá, socola đen,…

  • Thực phẩm giàu canxi: trứng, sữa, sữa chua, đậu phụ, phô mai, rau xanh,...

  • Thực phẩm giúp thư giãn thần kinh: khoai lang, măng tây, hạt điều, hạnh nhân,…

Làm sao để biết mình có nghiến răng khi ngủ hay không?

Dựa vào những dấu hiệu sau bạn có thể nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Cắn chặt răng khi ngủ tạo ra âm thanh ken két.

  • Bị tổn thương trong má.

  • Giấc ngủ bị gián đoạn.

  • Đau tai, đau đầu ê ẩm.

  • Răng bị sứt mẻ, mòn hoặc lung lay.

  • Mất men răng.

  • Răng đau và nhạy cảm hơn.

  • Cơ hàm kém linh hoạt, dễ cảm thấy mỏi hàm.

  • Đau nhức hàm, cổ hoặc mặt.

Trẻ bị nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì?

Chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu canxi. Khi thiếu canxi, hoạt động của bộ máy thần kinh sẽ không ổn định và gây ra một số hiện tượng như rối loạn thần kinh, nghiến răng, co giật.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu vấn đề nghiến răng khi ngủ của bạn còn kéo dài và gây khó chịu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa hoặc chuyên gia nha khoa để xác định định rõ nguyên nhân cụ thể và nhận được lời khuyên điều trị phù hợp nhất cho trường hợp của bạn. Dưới đây là một số biểu hiện khi nghiến răng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Răng bị mòn, hỏng hoặc nhạy cảm.

  • Xương hàm, mặt hoặc tai đau.

  • Nghiến răng tạo ra tiếng ồn lớn.

  • Khó mở, đóng hàm.

Nên thăm khám bác sĩ nếu chứng nghiến răng kéo dài

Rất nhiều người không nhận ra rằng họ đang mắc phải chứng nghiến răng, từ đó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ cũng như tăng khả năng mắc một số bệnh về răng hàm. Để khắc phục tình trạng ngủ nghiến răng hiệu quả, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến nha sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

  • Ăn gì để hết nghiến răng khi ngủ?

    Bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ:

    • Thực phẩm giàu canxi: Trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu trắng, các loại rau có màu xanh đậm.

    • Thực phẩm giàu magie: Bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, cá,...

    • Một số loại thực phẩm khác như: Khoai lang, việt quất, hạnh nhân,...

  • Phòng ngừa nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?

    Thực hiện một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ:

    • Không sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ.

    • Ngủ đủ giấc, không thức khuya để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    • Giữ cho tâm trạng thoải mái bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc, tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ.

    • Nên đi khám răng định kỳ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng và chữa trị.