Câu hỏi thường gặp khi bị rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Rối loạn khớp thái dương hàm không nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh như đau nhức hàm, khó mở miệng, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi?
Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt chỉ sau vài ngày điều trị. Còn với những trường hợp nặng, quá trình điều trị có thể kéo dài đến vài năm, thậm chí là suốt đời.
Rối loạn khớp thái dương hàm có tự khỏi không?
Một số trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, cụ thể là rối loạn khớp thái dương hàm do tác động ngoại lực khi nhai kẹo cao su, nhai vật cứng, nghiến răng khi ngủ,... Còn nếu rối loạn khớp thái dương hàm do bệnh lý gây ra (viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp,...) thì cần được điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.
Rối loạn khớp thái dương hàm uống thuốc gì?
- Thuốc chống viêm non – steroid (NSAIDs), corticoid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs), thuốc an thần, morphin… là những loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm.
- Sử dụng thuốc Naproxen sodium 500mg/2 lần mỗi ngày trong 3 tuần sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Sử dụng thuốc giảm đau như piroxicam 20mg/lần mỗi ngày trong 10 ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau sau 1 tháng.
- Dùng thuốc giảm đau kháng viêm palmitoylethanolamide 300 – 1200 mg/ngày trong khoảng 2 tuần sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ như tăng huyết áp, ảnh hưởng dạ dày, chức năng thận,...
Trong bài viết trên đây, bạn đã nắm được chứng rối loạn TMJ là gì, triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm và cách điều trị. Chứng rối loạn thái dương hàm nếu được điều trị sớm sẽ cải thiện và không gây phiền toái đến cuộc sống của bạn. Hãy chú ý đến những thói quen ăn uống, sinh hoạt thường xuyên để phòng ngừa TMJ cũng như những bệnh lý liên quan khác.
Nguồn tham khảo:
1. WebMD, E.C. (2021) Temporomandibular Joint Disorders (TMJ & TMD): Overview, WebMD. Available at: https://www.webmd.com/oral-health/temporomandibular-disorders-tmd (Accessed: 19 July 2023).
2. NIH, N.I. of D. and C.R. (2023) TMD (temporomandibular disorders), National Institute of Dental and Craniofacial Research. Available at: https://www.nidcr.nih.gov/health-info/tmd (Accessed: 19 July 2023).
3. Professional, C.C.M. (2023) How to treat TMJ pain, Cleveland Clinic. Available at: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15066-temporomandibular-disorders-tmd-overview (Accessed: 19 July 2023).
4. Clinic, M. (2018) TMJ disorders, Mayo Clinic. Available at: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tmj/symptoms-causes/syc-20350941 (Accessed: 19 July 2023).