Xử lý chứng khô miệng và khô cổ họng
Badge field

Khô cổ họng là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng khô họng

Published date field

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Tình trạng cổ họng khô, khát nước liên tục có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ thể bị mất nước, thở bằng miệng khi ngủ, môi trường hanh khô,... Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, người bệnh cần lưu ý và đến bệnh viện để kiểm tra. Vậy Khô họng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Cùng Colgate khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.

Xem thêm:

Khô họng là bệnh gì?

Khô cổ họng là tình trạng niêm mạc họng bị khô, khó chịu và khát nước do thiếu độ ẩm. Khô họng khiến bệnh nhân cảm thấy cổ họng khô, đau rát, khó nói chuyện và khó nuốt. Tuy nhiên, cổ họng bị khô không phải là một bệnh cụ thể mà thường là triệu chứng của một số vấn đề sức khoẻ khác. Nguyên nhân phổ biến gây khô họng bao gồm viêm họng do nhiễm trùng, mất nước, môi trường khô hanh và tiếp xúc với các chất kích thích như hút thuốc lá hoặc hóa chất.

Dấu hiệu của chứng khô cổ họng

Triệu chứng của chứng khô cổ họng như sau:

  • Cảm giác khát nước liên tục: Khô họng thường đi kèm với cảm giác khát nước và muốn uống nước thường xuyên.

  • Cổ họng khô rát và khó chịu: Niêm mạc trong họng trở nên khô gây ra cảm giác khó chịu khi nuốt hay nói.

  • Đau họng và ho khan: Bị khô họng có thể đi kèm với đau họng nhẹ hoặc đau nhức, đặc biệt khi nuốt. Một số người có thể ho khan khi niêm mạc trong họng khô đi.

  • Cảm giác khó thở: Trong một số trường hợp, bị khô họng nghiêm trọng có thể gây khó thở, cảm giác cổ họng sưng phồng.

  • Khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Dấu hiệu khô cổ họng

10 Nguyên nhân phổ biến khiến cổ họng bị khô

Chứng khô cổ họng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ hô hấp và đường thở, cụ thể như sau:

1. Cơ thể thiếu nước gây khô cổ họng

Một trong những nguyên nhân chính khiến cổ họng bị khô là do cơ thể thiếu nước. Điều này có thể xảy ra khi bạn không uống đủ nước, mất nước do đổ nhiều mồ hôi, tiểu tiện hoặc do môi trường khô hanh. Khi nước không được cung cấp đủ cho cơ thể, lượng nước bọt tiết ra làm ẩm miệng và họng cũng giảm theo. Đó là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng, khô cổ họng.

Không chỉ vậy, nếu như bạn bị sốt cao, đổ nhiều mồ hôi nhưng không uống đủ nước để bù khoáng bị mất thì cảm giác khô cổ họng sẽ xảy ra. Ngoài cảm giác bị khô họng, một vài triệu chứng khác kèm theo sốt cao như khát nước liên tục, tiểu ít và nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, hoa mắt.

2. Cổ họng khô rát do thở bằng miệng khi ngủ

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ do thói quen hoặc do nghẹt mũi cũng khiến khô cổ họng. Khi thở bằng miệng, luồng không khí đi trực tiếp qua miệng làm khô nước bọt, giảm độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng. Ngoài gây khô họng, thở bằng miệng khi ngủ sẽ gây ra một số vấn đề khác như ngủ ngáy, hôi miệng, viêm họng. Nếu bạn thở bằng miệng do nghẹt mũi, bạn cần điều trị viêm xoang hoặc nghẹt mũi mãn tính để chấm dứt tình trạng này. Riêng vấn đề do thói quen khi ngủ thì cần có dụng cụ hỗ trợ khép miệng khi ngủ.

 

Thở bằng miệng khi ngủ gây khô họng

3. Môi trường khô, thiếu độ ẩm

Môi trường xung quanh hanh khô, thiếu độ ẩm hay không khí bị ô nhiễm, khói bụi, lông động vật,... cũng có thể là nguyên nhân khiến cổ họng bị khô rát, khó chịu.

4. Khô cổ họng do cúm, cảm lạnh, viêm họng

Khi bạn bị cảm cúm, cảm lạnh, các triệu chứng đi kèm sẽ là ho, hắt hơi, sốt nhẹ, đau nhức, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, kèm theo bị khô họng. Ngoài ra, viêm họng do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus là một bệnh thường gặp với triệu chứng khô họng, đau họng, ho và khó nuốt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần điều trị cảm lạnh, viêm họng dứt điểm thì chứng khô họng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Bạn nên điều trị sớm bằng cách uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, dùng viên ngậm làm dịu cổ họng, uống trà gừng, cung cấp đủ nước cho cơ thể…

 

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân làm họng khô

5. Viêm mũi dị ứng

Nếu bị viêm mũi dị ứng, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, ngứa miệng, chảy nước mũi, nghẹt mũi dẫn đến bạn chỉ có thể thở bằng miệng thay vì mũi. Điều này khiến cổ họng khô rát và khát nước. Để điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên hạn chế ra ngoài trong thời tiết gió mạnh, hanh khô, hạn chế nuôi chó mèo và nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc không khí ô nhiễm. Ngoài ra, nếu viêm mũi dị ứng nghiêm trọng, bạn nên liên hệ bác sĩ để được kê toa thuốc điều trị.

6. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng rối loạn co bóp dạ dày thực quản khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản và cổ họng. Việc axit trào lên cổ họng sẽ gây ra cảm giác nóng và khô rát vì axit làm tổn thương niêm mạc họng.

Bên cạnh khô cổ họng, trào ngược dạ dày thực quản còn có một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Ợ nóng, ợ chua.

  • Khó nuốt.

  • Ho khan (đặc biệt vào ban đêm).

  • Khàn tiếng.

Đối với trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton,... Đồng thời, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng các món nhiều dầu mỡ, cay, nóng, chua… vì đây là những tác nhân khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Hôi miệng từ dạ dày: Nguyên nhân và cách trị tận gốc

 

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân làm họng khô

7. Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một dạng viêm nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus gây ra. Khi mắc bệnh này, bạn sẽ cảm thấy cổ họng đau rát và khô khó chịu. Ngoài ra, viêm họng liên cầu khuẩn còn có các triệu chứng khác:

  • Sốt cao.

  • Phát ban.

  • Đau nhức cơ bắp.

  • Sưng amidan.

  • Nuốt đau.

Để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn, bạn cần phải uống kháng sinh ibufen hoặc acetaminophen để giảm đau và dùng nước súc miệng sát khuẩn. Tình trạng khô cổ họng và đau rát sẽ biết mất sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, liều lượng kháng sinh để điều trị cần có sự tư vấn từ bác sĩ để tránh bệnh tái phát.

8. Viêm amidan gây khô rát cổ họng

Bệnh viêm amidan thường gây ra nhiều triệu chứng như khô cổ họng, sốt, khàn tiếng, hôi miệng, sưng đỏ amidan, xuất hiện sỏi amidan,... Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan. Bệnh sẽ hết từ 7 - 10 ngày nhưng sẽ nhanh khỏi hơn nếu bạn chăm sóc cổ họng tốt bằng cách:

Viêm amidan gây khô rát cổ họng

9. Sử dụng chất kích thích

Việc uống rượu bia trước khi đi ngủ có thể đẩy nhanh quá trình bài tiết nước tiểu của cơ thể dẫn đến cảm giác khát nước, khô cổ họng khi ngủ dậy. Ngoài ra, rượu bia cũng có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh.

Nếu thường xuyên hút thuốc, nicotin và thành phần trong thuốc lá có thể làm giảm tốc độ tiết nước bọt trong khoang miệng khiến cổ bị khô. Đồng thời, thuốc lá cũng gây ra các vấn đề nha chu khác như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu,...

10. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh do virus Epstein-Barr (EBV, herpesvirus type 4) gây ra và lây nhiễm thông qua chất dịch của cơ thể, chủ yếu là nước bọt. Người bị bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách, đặc biệt cổ họng luôn có cảm giác khô và ngứa.

 

Cách điều trị khô họng hiệu quả tại nhà

Uống đủ nước mỗi ngày

Khi bị khô cổ họng do thiếu nước, bạn nên uống nước lọc và tránh dùng nước ngọt hay cà phê. Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày trong ngày (tùy vào thể trạng cơ thể) giúp đảm bảo khoang miệng của bạn có đủ độ ẩm cần thiết. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung nước từ hoa quả, trái cây.

Cải thiện các vấn đề về đường hô hấp

Nếu cơ thể đang gặp các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, cảm cúm,... bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc ho, kẹo ngậm, ngậm mật ong để làm dịu các tổn thương và kích thích tuyến nước bọt tiết ra.

Hạn chế tác nhân từ môi trường

Để cải thiện tình trạng khô cổ họng do tác nhân từ môi trường xung quanh, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Bật máy tạo độ ẩm trong phòng khi thời tiết hanh khô hoặc khi đang sử dụng điều hòa không khí.

  • Thường xuyên vệ sinh phòng sạch sẽ, thông thoáng.

  • Thường xuyên giặt chăn gối để loại bỏ vi khuẩn, các yếu tố gây kích ứng.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể khắc phục tình trạng khô họng bằng cách:

  • Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường cũng giúp kích thích tuyến nước bọt của bạn. Lưu ý chọn các loại kẹo không đường để hạn chế bị sâu răng.

  • Súc miệng với nước muối để làm sạch khoang miệng, cổ họng và giúp nước bọt được tiết ra tự nhiên.

  • Cố gắng thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng.

  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, đường, caffeine, rượu và đồ uống có tính axit.

Uống đủ nước để điều trị cổ họng bị khô

Cách phòng ngừa khô họng khi thức dậy buổi sáng

Có nhiều cách để phòng ngừa cổ họng khô rát vào buổi sáng, bao gồm:

  • Uống đủ nước, uống nước ấm và giữ ẩm cổ họng.

  • Vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

  • Ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng, để tăng sức đề kháng.

  • Không sử dụng chất kich thích như rượu bia, thuốc lá,... trước khi đi ngủ.

Biến chứng của tình trạng khô cổ họng

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng khô cổ họng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phổi, viêm phế quản.

  • Co thắt đường hô hấp.

  • Viêm xoang, viêm tai.

  • Tắc nghẽn đường thở, có thể dẫn đến ngừng thở.

  • Nhiễm trùng huyết.

  • Suy nhược cơ thể.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đối với bị khô họng thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn khoảng 1-2 tuần và không quá nghiêm trọng. Nhiều nguyên nhân khô họng có thể dễ dàng điều trị tại nhà, nhưng trong một số trường hợp, cần được điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ. Hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải những triệu chứng:

  • Khó nuốt, khó thở hoặc thở khò khè.

  • Đau họng tái phát không rõ nguyên nhân.

  • Các triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao trên 38,5 độ C, tức ngực, mệt mỏi kéo dài.

  • Xuất hiện máu hoặc mảng trắng trong họng.

Các nha sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giữ an toàn cho răng của bạn trước ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước bọt. Hầu hết các cơn đau họng có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau không kê đơn.

Khô cổ họng là tình trạng niêm mạc họng bị khô, thường là dấu hiệu của cảm lạnh, mất nước hoặc há miệng khi ngủ, đặc biệt là trong mùa đông. Các phương pháp điều trị khô họng tại nhà hiệu quả bao gồm uống đủ nước, uống nước ấm, chẳng hạn như trà nóng và ngậm viên ngậm trị đau họng. Nếu các triệu chứng bị khô họng của bạn kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn sau một tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ sớm.

Nguồn tham khảo:

1. Pacheco, D.; Singh, Dr. A. Waking up with a dry throat: Causes and treatments https://www.sleepfoundation.org/physical-health/waking-up-with-dry-throat (accessed Jul 7, 2023).

2. Poachanukoon, O.; Kitcharoensakkul, M. Snoring and sleep problems in children with and without allergic rhinitis: A case control study https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26211115/ (accessed Jul 7, 2023). 

3. Watson, S. Dry Throat: Causes, treatments, and more https://www.healthline.com/health/dry-throat#acid-reflux-or-gerd (accessed Jul 7, 2023). 

4. Burgess, L.; Sampson, Dr. S. Dry Throat: Causes, treatments, and home remedies https://www.medicalnewstoday.com/articles/321201 (accessed Jul 7, 2023).