how-many-teeth-do-humans-have - root-canals
Badge field

Lấy tủy răng có đau không? Quy trình thực hiện

Published date field

Lấy tủy răng có đau không là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì một số người chịu cơn đau kém. Với công nghệ nha khoa hiện đại, lấy tủy răng hoàn toàn không đau đớn mà còn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng. Việc lấy tủy răng là quá trình phẫu thuật loại bỏ tủy bị hư, giúp bảo vệ răng miệng của bạn chắc khỏe. Cùng Colgate tìm hiểu thêm thông tin về lấy tủy răng ngay trong bài viết dưới đây.

Lấy tủy răng là gì?

Tủy răng là một hóc nằm giữa ngà răng, bên trong gồm các dây thần kinh và mạch máu, thông trực tiếp với cuống răng. Tủy răng có chức năng cảm giác, nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng. Với những người có sức khỏe răng miệng tốt thì phần tủy răng sẽ được bảo vệ khỏi những vi khuẩn từ thức ăn và trong khoang miệng.

Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ các phần mô tủy răng chết, bị viêm nhiễm hoặc hoại tử để chấm dứt tình trạng đau nhức, bảo vệ răng miệng.

 

Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ mô tủy viêm nhiễm, hoại tử

Lấy tủy răng có đau không?

Quá trình lấy tủy răng có đau không?

Quá trình lấy tủy răng có đau không? Câu trả lời là hoàn toàn không đau hoặc có đau ít do bác sĩ đã sử dụng thuốc gây tê. Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi cứng hàm. Việc thực hiện chữa tủy răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây khó chịu. Tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn so với trám răng.

Lấy tủy răng có đau không?

Sau khi hút tủy răng có đau không?

 Sau khi lấy tủy răng khoảng 1 - 2 giờ, bệnh nhân có thể cảm giác răng hơi ê nhức nhẹ do vết trám còn mới, chưa thích ứng với môi trường răng miệng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để bệnh nhân sử dụng khi ê nhức, sưng viêm (nếu có).

Sau khi điều trị tủy răng, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau nhức do tủy chết, viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn đã lấy tủy răng nhưng vẫn còn tình trạng đau nhức kéo dài, sưng hoặc có mủ, hãy quay trở lại nha khoa ngay để bác sĩ kiểm tra. Bởi lúc này có thể phần tủy chết vẫn chưa được lấy sạch hoặc trong quá trình điều trị gây tổn thương đến các mô mềm.

Lấy tủy răng không gây đau đớn bằng cách gây tê đúng quy trình và kỹ thuật.

Khi nào cần phải lấy tủy răng?

Không phải bất cứ trường hợp liên quan đến sức khỏe răng miệng nào cũng phải lấy tủy răng. Dưới đây là các bệnh lý răng miệng cần phải lấy tủy răng:

  • Răng bị mẻ sứt hoặc sâu răng trên diện rộng dẫn đến viêm và nhiễm trùng nặng trên tủy.

  • Răng bị đau nhức âm ỉ kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí, một khoảng thời gian người bệnh không thấy đau nhức nữa do tủy răng đã bị hủy hoàn toàn, xuất hiện ổ nhiễm trùng khoang rộng.

  • Nhạy cảm hoặc ê buốt răng khi ăn thực phẩm nóng, lạnh

  • Phần chân răng có mụn mủ trắng hoặc gây mùi hôi miệng khó chịu.

Tìm hiểu thêm về:

Quy trình điều trị lấy tủy răng

Việc lấy tủy răng có đau hay không sẽ phụ thuộc vào tay nghề nha sĩ và quy trình điều trị tủy. Dưới đây là các bước lấy tủy răng bài bản, hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân:

 

Quy trình lấy tủy
  • Bước 1: Chẩn đoán bệnh lý bằng cách chụp X - Quang.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng và chụp X Quang để đánh giá mức độ viêm và nhiễm trùng tủy, xác định chiều dài ống tủy để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gây tê.

Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mảng bám, vôi răng,… sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập các răng khác trong khi lấy tủy. Sau đó bệnh nhân sẽ được gây tê để bắt đầu quá trình lấy tủy răng.

  • Bước 3: Đặt đế cao su.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào vị trí răng cần lấy tủy để tránh hóa chất trong quá trình lấy tủy răng tràn ra và đi vào dạ dày.

  • Bước 4: Thực hiện lấy tủy răng. 

Ở bước này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà lấy tủy răng có đau hay không, có lâu hay không. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ khoan để tạo một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy, sau đó hút sạch tủy chết ra ngoài.

  • Bước 5: Trám bít ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng.

Sau khi tủy được hút hết ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình ống tủy, trám bít các khoảng trống trong ống tủy và bề mặt răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Cuối cùng, bác sĩ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi hút tủy, kê đơn thuốc (nếu có) và hẹn lịch tái khám.

Tìm hiểu thêm về:

Theo Hiệp Hội Các Bác Sĩ Nội Nha Hoa Kỳ, hầu hết các bệnh nhân thường không cảm thấy đau đớn hoặc ít cảm thấy đau đớn khi thực hiện lấy tủy răng. Trước khi thực hiện thủ thuật, răng và khu vực xung quanh răng sẽ được gây tê để giảm cảm giác đau đớn. 

Trong một vài ngày sau khi chữa tủy răng, bạn có thể cảm thấy đau đớn và nhạy cảm với các kích ứng nhất định. Bác sĩ nha khoa sẽ khuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen, hoặc kê cho bạn một loại thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu tạm thời.

Cơn đau không hề thuyên giảm sau vài ngày hoặc trở lại sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi điều trị là hiện tượng không bình thường và có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn mới. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy thông báo cho nha sĩ của bạn biết ngay lập tức.

Lấy tủy răng có đau không? Với biện pháp gây tê cục bộ, thủ thuật này thực tế không gây ra đau đớn. Tuy nhiên, lấy tủy răng có thể gây ra một số khó chịu nhất định. Bạn nên dành thời gian để chữa trị thay vì suy nghĩ và lo lắng về việc lấy tủy răng sẽ gây ra đau đớn và khó chịu cho bạn. Sau khi răng của bạn đã được điều trị, hãy chăm sóc nụ cười của bạn thật tốt bằng cách chải răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng hàng ngày, cũng như hãy chắc chắn rằng bạn sẽ khám răng định kỳ.