Badge field

11 Nguyên nhân răng bị ố vàng do các thói quen không ngờ tới

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

*Bài viết được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Tình trạng răng vàng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp nói chuyện với bạn bè hoặc ngại cười vì răng ố vàng, xỉn màu. Răng bị ố vàng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn uống các thực phẩm sẫm màu, hút thuốc lá hoặc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng,... Vậy làm sao để sở hữu và chăm sóc hàm răng trắng sáng khỏe mạnh tự nhiên? Cùng Colgate tìm hiểu chi tiết nguyên nhân răng vàng và cách tẩy trắng răng ố vàng bật tông trong bài viết dưới đây.

Tình trạng răng ố vàng là bệnh gì?

Màu răng bình thường của mỗi người sẽ có màu trắng, sáng, bề mặt răng không bị bám bẩn và không có cao răng ở các kẽ răng. Răng ố vàng là tình trạng màu răng chuyển từ trắng sang màu ngà, ố vàng hoặc nâu đen.Khi răng trở nên ố vàng, xỉn màu đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Vàng răng là dấu hiệu của các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng, sâu răng,...

  • Cơ thể bị thiếu hụt canxi bẩm sinh hoặc thiếu hụt canxi trong chế độ ăn có thể làm răng vàng.

  • Bệnh liên quan đến các hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,...

  • Người mắc bệnh tiểu đường có răng vàng hơn người bình thường.

  • Tình trạng răng bị ố vàng là dấu hiệu bệnh thiếu máu dạng hồng cầu lưỡi liềm.

Tình trạng răng bị ố vàng là gì?

11 nguyên nhân răng bị ố vàng do các thói quen không ngờ tới

Các nguyên nhân khiến răng ố vàng có thể bạn đã bỏ qua:

1. Mảng bám và cao răng khiến răng ố vàng

Mảng bám trên răng là lớp nhầy do vi khuẩn, thức ăn thừa tích tụ trên răng không được làm sạch đúng cách. Theo thời gian mảng bám sẽ kết hợp với khoáng chất (canxi, flour,...) trong nước bọt tạo thành cao răng và trở nên rất cứng. Cao răng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ mà còn hấp thụ chất màu từ thức ăn, đồ uống hoặc nicotin từ thuốc lá làm răng bị ố vàng.

2. Thói quen ăn đồ ngọt và thực phẩm đậm màu

Thực phẩm sẫm màu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng ố vàng. Thức ăn sẫm màu thường chứa các chất màu tự nhiên của thực phẩm hoặc chất tạo màu hóa học được thêm vào sẽ làm răng bị ố vàng. Ngoài ra, các chất tạo ngọt hoặc axit từ thức ăn cũng gây ăn mòn men răng, khiến răng ngả vàng. Một số thực phẩm làm răng vàng nhanh chóng:

  • Sốt tương cà, nước sốt cà ri: Cà ri có thể gây ố vàng răng do chứa chất tạo màu đỏ, vàng đặc trưng.

  • Quả mâm xôi và quả mâm xôi đen: Cả hai loại quả này có thể tạo ra chất màu tự nhiên gây ố vàng.

  • Thực phẩm có chất tạo màu và đường như sô-cô-la, bánh kẹo ngọt, kẹo cao su có đường sẽ tích tụ vi khuẩn gây mảng bám và làm răng vàng.

3. Thường xuyên uống trà, cà phê làm xỉn màu răng

Thói quen sử dụng đồ uống đậm màu, chứa axit hoặc đường có thể tác động đáng kể đến sức khỏe của răng, gây ra tình trạng răng ố vàng và ảnh hưởng đến men răng. Dưới đây là một số đồ uống làm đổi màu răng:

  • Cà phê: Chất màu từ cà phê sẽ bám vào răng và gây ố vàng.

  • Trà và rượu vang đỏ: 2 thức uống này có chứa tanin - 1 chất làm răng vàng, đặc biệt là trà đen.

  • Nước ngọt có gas và đồ uống có đường: Đường trong nước ngọt và các đồ uống có đường có thể cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, gây hại cho men răng và tạo điều kiện hình thành mảng bám.

  • Nước chanh và nước cốt chanh: Chất axit trong nước chanh sẽ làm mòn men răng, lộ ngà răng.

4. Hút thuốc lá sẽ làm răng xỉn màu

Hút thuốc lá có thể gây rất nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe răng và miệng, bao gồm viêm nha chu, viêm nướu và làm răng trở nên ố vàng nặng. Trong thuốc lá có chứa chất nicotine tạo màu vàng và hình thành các vết ố nâu đen trên kẽ răng của bạn. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá sẽ gây hại phổi, giảm cường độ máu chảy đến nướu, gây viêm nướu và mất men răng.

5. Thói quen vệ sinh răng miệng sơ sài

Thói quen vệ sinh răng miệng sơ sài, không kỹ lưỡng có thể làm mảng bám tích tụ trên bề mặt răng gây ố vàng và thậm chí sâu răng. Những sai lầm trong thói quen chăm sóc răng miệng nhiều người mắc phải:

  • Đánh răng không đúng cách (Chải răng qua loa, không đánh răng kỹ các bề mặt,...).

  • Chỉ đánh răng 1 lần trong ngày.

  • Chải răng không đủ thời gian 2 phút theo khuyến nghị.

  • Không sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

  • Không dùng nước súc miệng.

6. Tuổi cao nên răng bị lão hóa, men răng yếu

Theo thời gian khi tuổi tác tăng lên, men răng sẽ mòn dần do lão hóa và để lộ lớp ngà răng có màu vàng, làm răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ố vàng. Hơn nữa, khi tuổi cao đồng nghĩa thời gian tiếp xúc với thức ăn tạo màu và axit càng nhiều, sẽ hình thành cao răng và xảy ra hiện tượng mất men răng.

7. Do bệnh lý và điều trị thuốc kháng sinh làm răng ngả màu

Một số bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận làm giảm khả năng thải độc và lọc máu kém dẫn đến răng bị ố vàng. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Hoa Kỳ, thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline làm đổi màu răng khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ trong thai kỳ. Ngoài ra, người bị đau ốm lâu ngày sẽ bị tăng canxi hóa trong miệng dẫn đến xỉn màu răng.

8. Thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là một thói quen vô thức xảy ra trong giấc ngủ hoặc khi cơ thể quá mệt mỏi và căng thẳng. Nghiến răng sẽ gây ra áp lực mạnh lên răng, gây nứt răng hoặc mòn men răng. Men răng là lớp chất khoáng bảo vệ bề mặt răng, khi bị mài mòn chúng sẽ làm lộ lớp ngà răng có màu vàng và xảy ra tình trạng răng vàng.

9. Gặp vấn đề về men răng

Răng ố vàng có thể là do lớp men răng của bạn mỏng, làm lộ phần ngà răng ra bên ngoài. Những người bị chấn thương răng gây sứt mẻ răng, lộ ngà răng hoặc thói quen nghiến răng cũng dẫn đến răng có màu vàng đậm hơn.

10. Dư thừa Flour

Theo WebMD, chất fluor giúp ngăn ngừa sâu răng nhưng nếu cơ thể dư fluor, răng bạn sẽ xảy ra hiện tượng đốm vàng hoặc nâu vàng trên bề mặt gọi là nhiễm độc fluor. Chất fluor có nhiều ở những sản phẩm bạn sử dụng như kem đánh răng, nước súc miệng, fluor dạng viên uống,...

11. Màu răng vàng do gen di truyền

Màu sắc của men răng có thể di truyền từ thế hệ bố mẹ sang con. Nếu bố mẹ bạn có màu răng vàng tự nhiên do men răng yếu thì khả năng bạn sẽ có răng vàng do gen di truyền. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách và kết hợp biện pháp làm trắng răng sẽ cải thiện được tình trạng răng vàng này.

Ngược lại, có những người có phần men răng dày, khỏe mạnh và trắng sáng tự nhiên. Vì vậy màu sắc của răng sẽ không thay đổi nhiều cho dù có dùng các đồ uống màu đậm như trà, cà phê.

Răng bị ố vàng do sử dụng thực phẩm sẫm màu

Cách tẩy trắng răng ố vàng hiệu quả

Nếu răng vàng do yếu tố tác động từ bên ngoài như thói quen ăn uống, bạn chỉ cần thay đổi cách sinh hoạt và áp dụng các cách làm trắng răng tại nhà, răng sẽ trắng lên trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân từ bên trong do bệnh lý, di truyền,... thì thời gian răng bị ố vàng sẽ kéo dài và chỉ có thể giảm ố vàng khi điều trị dứt điểm nguyên nhân gây vàng răng.

Để ngăn chặn tình trạng răng ố vàng, quan trọng nhất là duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày, bao gồm đánh răng đúng cách 2 lần 1 ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ), sử dụng chỉ nha khoa, và thăm bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng chuyên sâu.

7 cách tẩy trắng răng bị ố vàng tại nhà

Một số cách tẩy trắng răng ố vàng dễ thực hiện tại nhà:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên chải răng đều đặn ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch tối đa mảng bám và vết ố vàng trên răng.

  • Sử dụng than hoạt tính: Trộn 1 thìa than hoạt tính với kem đánh răng và dùng hỗn hợp này  đánh răng trong 2 phút để tẩy trắng răng ố vàng hiệu quả.

  • Dùng giấm táo đánh bay răng vàng: Sử dụng 150ml giấm táo hòa cùng nước tạo thành một hỗn hợp súc miệng, ngậm trong vòng 5 phút trước khi đánh răng bình thường là cách làm trắng răng hiệu quả, theo Medical News Today.

  • Vỏ chanh hoặc cam: Sử dụng vỏ chanh hoặc vỏ cam chà trực tiếp lên răng trong 2 phút, sau đó đánh răng để nâng cao hiệu quả làm sạch chân răng ố vàng. Trong vỏ chanh, cam chứa nhiều hoạt chất axit có tác dụng loại bỏ mảng bám, vết ố vàng trên răng.

  • Baking soda và chanh: Trộn 1 muỗng cà phê baking soda kết hợp cùng một ít dung dịch nước cốt chanh tạo nên một hỗn hợp baking soda chanh. Sau đó dùng bàn chải bôi trực tiếp hỗn hợp lên bề mặt răng để làm sạch các vết ố vàng. Lưu ý chanh có tính ăn mòn nhẹ, bạn chỉ nên làm trắng răng bằng baking soda chanh 2 lần trong 1 tuần để hạn chế mài mòn men răng.

  • Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt: Hạn chế ăn đồ ăn, nước uống nhiều chất tạo màu như trà, cà phê và không hút thuốc lá. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn uống quá nhiều đồ ngọt.

  • Vệ sinh răng miệng với kem đánh răng làm trắng: Cách thực hiện đơn giản, sử dụng kem đánh răng Colgate trắng răng và bộ dụng cụ làm trắng răng Colgate Optic White bao gồm bút làm trắng và đèn chiếu LED. Các dòng sản phẩm thuộc thương hiệu Colgate được đánh giá cao từ các chuyên gia nha khoa hàng đầu về độ an toàn và hiệu quả làm trắng. Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm làm trắng được nhiều người tin tưởng sử dụng tại bộ sản phẩm Whitening Hub.

Cách tẩy trắng răng ố vàng tại nhà

Phương pháp làm trắng răng đối với răng ố vàng nghiêm trọng

Nếu bạn quan tâm đến màu sắc của răng, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để tìm hiểu về các phương pháp làm trắng răng tại nha khoa.

  • Phương pháp tẩy trắng răng ố vàng tại nha khoa: Bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn những liệu pháp điều trị hợp lý nhất đối với từng trường hợp răng ố vàng.

  • Tẩy trắng răng ố vàng bằng ánh sáng laser: Quy trình thực hiện gồm 3 bước, bước đầu tiên là  bôi chất tẩy trắng lên răng của bạn. Sau đó nha sĩ sẽ sử dụng ánh sáng laser hoặc ánh sáng LED để kích hoạt chất tẩy trắng. Quá trình này giúp tăng cường hiệu quả của chất tẩy trắng răng ố vàng và rút ngắn thời gian điều trị.

  • Dùng răng sứ thay thế răng ố vàng: Phương pháp làm răng sứ sẽ che các khuyết điểm khó loại bỏ của răng và cải thiện thẩm mỹ của hàm răng.

Sở hữu một hàm răng trắng, khỏe mạnh sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách, răng bị ố vàng sẽ không còn là nỗi lo lắng nữa. Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng răng ố vàng, bạn cần hạn chế uống trà, cà phê, nước ngọt, không hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng đều đặn. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần để lấy cao răng và phát hiện các vấn đề khác liên quan đến răng miệng để duy trì nụ cười tươi sáng.

 

Nguồn tham khảo:

1. Vennila V, Madhu V, Rajesh R, Ealla KKR, Velidandla SR, Santoshi S. Tetracycline induced discoloration of deciduous teeth: Case series. J Int Oral Health 2014;6(3):115-9.

2. Contributors, W.E. (2023) Yellow teeth and other discoloration: Causes and treatments, WebMD. Available at: https://www.webmd.com/oral-health/tooth-discoloration (Accessed: 10 July 2023).

3. Burgess, L. (2018) How to get rid of yellow teeth: 11 home remedies, Medical News Today. Available at: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321172 (Accessed: 10 July 2023).

 

  • Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

    Khi bạn đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng là do bạn đánh răng quá nhanh hoặc đánh răng quá kỹ. Khi đánh răng quá nhanh, bạn sẽ không làm sạch toàn bộ thức ăn thừa bám trên răng, lâu dần chúng bị vôi hoá, tạo thành cao răng khiến răng ố vàng. Ngược lại, khi đánh răng quá kỹ, làm mài mòn men răng dễ khiến răng chuyển sang màu ngà vàng.

  • Răng ố vàng có tẩy trắng được không?

    Với câu hỏi răng vàng có tẩy trắng được không, câu trả lời là có, bạn hoàn toàn yên tâm vì phương pháp tẩy trắng răng có thể khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu, răng không đều màu ở mức độ nhẹ và vừa.