Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.
Hôi miệng là một vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Mùi hôi từ miệng không chỉ gây khó chịu cho bản thân mà còn tạo cảm giác không thoải mái khi giao tiếp với người khác. Vậy nên, hãy áp dụng những cách trị hôi miệng dễ thực hiện và có thể chữa tận gốc từ bên trong.
>> Xem thêm: Cách nhận biết hơi thở có mùi
Nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng
Để điều trị tận gốc từ bên trong, các bạn cần phải biết được nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng. Theo trang MayoClinic, có một số tác nhân gây ra mùi hôi ở miệng như sau:
Thức ăn: Sự phân hủy của thức ăn trong khoang miệng có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Một số loại thực phẩm gây hôi miệng phổ biến như hành, tỏi và gia vị mạnh,...
Thuốc lá: Những người hút thuốc lá cũng có nhiều khả năng mắc bệnh nướu răng, một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Răng được được làm sách hằng ngày thì các mảnh vụn thức ăn sẽ đọng lại trong miệng khiến hơi thở có mùi.
Khô miệng (xerostomia): Khô miệng tự nhiên diễn ra trong khi ngủ, làm hạn chế quá trình sản xuất nước bọt nên dẫn đến hơi thở có mùi và tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nếu bạn há miệng khi ngủ.
Các vấn đề về răng miệng: Các vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm nướu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hôi miệng.
Các bệnh về đường hô hấp: Những bệnh lý viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,... cũng có thể gây hôi miệng.
Các bệnh về tiêu hóa đặc biệt trào ngược dạ dày: Khi dạ dày trào ngược lên miệng, nó thường mang theo các thức ăn chưa được tiêu hóa hết và các acid. Các acid này có thể gây kích thích và gây tổn thương niêm mạc miệng, dẫn đến mùi hôi.
>> Xem chi tiết: Trị hôi miệng từ dạ dày