Chăm sóc sau khi điều trị áp xe răng
Khi đã điều trị áp xe răng tận gốc, bạn cần khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra, lấy cao răng, phòng ngừa các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách theo gợi ý sau:
Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các vùng kẽ răng.
Chải răng đúng cách và đầy đủ, có thể sử dụng bàn chải đánh răng Colgate 360 hoặc Bàn chải điện Colgate để đạt hiệu quả làm sạch tất cả những khu vực sâu bên trong khoang miệng. Đồng thời thay thế sau 2 - 3 tháng sử dụng.
Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày.
Sử dụng các phương pháp để khắc phục tổn thương răng như trám răng sâu, trồng lại răng bị mất, niềng chỉnh răng lệch lạc,...
Biện pháp phòng ngừa áp xe răng
Bạn có thể ngăn ngừa áp xe răng nhờ việc chăm sóc răng miệng đúng cách, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khám răng định kỳ. Đây là một số hướng dẫn chung để đảm bảo bạn có một khoang miệng khỏe mạnh.
Uống nước có chứa hàm lượng Fluor cho phép.
Dùng kem đánh răng Colgate có chứa nhiều chất Fluor khi đánh răng hai lần một ngày (hoặc sau mỗi bữa ăn).
Nếu lông bàn chải đánh răng của bạn bị sờn, hãy thay bàn chải mỗi 3 - 4 tháng.
Vệ sinh răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng.
Dùng nước súc miệng Colgate kháng khuẩn hoặc có chứa Fluoride giúp loại bỏ các mảnh thức ăn thừa còn sót lại sau mỗi bữa ăn.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn và hạn chế đường.
Kiểm tra răng miệng tổng quát và làm sạch định kỳ.
Câu hỏi liên quan đến áp xe răng
Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Áp xe chân răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe răng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm tọng như mất răng vĩnh viễn, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, suy giảm mật độ xương hàm,...
Áp xe răng có tự khỏi không?
Áp xe răng hay viêm mủ chân răng là một loại bệnh không tự khỏi như các bệnh nhiễm trùng khác và cần được điều trị bởi các chuyên gia y tế.
Có mấy loại áp xe răng?
Tùy vào từng nguồn gốc gây bệnh, áp xe răng được chia thành 2 loại:
Áp xe quanh chân răng có ổ là tình trạng hoại tử tủy và răng do sâu răng nặng. Tình trạng này có thể lan rộng và gây tổn thương đến xương răng, vỏ và màng xương răng, nhiễm ra ngách hành lang, sàn miệng,...
Áp xe nha chu: Vi khuẩn trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng gây nên các ổ viêm nhiễm, hình thành nên các túi nha chu.
Trị áp xe răng bao nhiêu tiền?
Tùy vào tình trạng bệnh, chi phí điều trị áp xe răng có thể khác nhau. Trong trường hợp nhẹ, nha sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng viêm, chi phí dao động khoảng vài trăm đến vài triệu đồng. Nếu áp xe răng diễn tiến nặng, chi phí điều trị sẽ cao hơn, có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời giúp tối ưu chi phí.
Bài viết trên nhằm mục đích cung cấp kiến thức về các chủ đề sức khỏe răng miệng nói chung, không thể thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp. Vậy nên, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy liên hệ ngay nha sĩ haowjc các trung tâm chăm sóc sức khỏe để tìm được tư vấn chi tiết.