Badge field

Hàn răng sâu có đau không? Quy trình hàn răng và lưu ý cần nắm

Published date field

Hàn răng (trám răng) là phương pháp điều trị phổ biến khi răng bị sâu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì sợ đau nên đã trì hoãn việc hàn răng sâu, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy hàn răng có đau không? Cần lưu ý những gì khi hàn răng sâu? Cùng Colgate khám phá câu trả lời trong bài viết sau.

*Bài viết đã được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Hàn răng sâu là gì?

Hàn răng (trám răng) là thủ thuật nha khoa bịt kít mô răng và làm đầy khoảng trống bị khuyết do sâu răng gây ra bằng vật liệu hàn răng chuyên dụng. Phương pháp được nha sĩ thực hiện để điều trị sâu răng và ngăn ngừa sâu răng tái phát.

 

Hàn răng (trám răng) là thủ thuật nha khoa bịt kít mô răng

Hàn răng có đau không?

Đối với thắc mắc “hàn răng có đau không?”, câu trả lời là không. Bởi vì khi hàn răng, các bác sĩ có sử dụng thuốc tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau. Đồng thời, quá trình hàn răng cũng không gây ảnh hưởng đến các vị trí khác trong khoang miêng nên khi hết thuốc tế, người bệnh vẫn không cảm thấy đau.

 

Hàn răng sâu không gây đau

Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền?

Chi phí hàn răng sâu có thể dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, thậm chí là hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những cơ sở hàn răng chuyên nghiệp, uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, mức giá hàn răng có thể cao hơn nơi khác. Ngoài ra, mức độ sâu răng cũng ảnh hưởng đến chi phí điều trị.

Nguy cơ khi không điều trị, hàn sâu răng kịp thời

Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây ra những cơn đau nhức, ê buốt ở răng.

  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng.

  • Thức ăn dễ bị mắc kẹt vào các hố bị sâu răng gây đau và ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh răng miệng.

  • Sâu răng trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh viêm tủy răng, viêm nha chu.

  • Răng bị sâu khiến hơi thở có mùi, làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng.

Khi nào bạn cần hàn răng sâu? 

Sâu răng khiến răng ê buốt khó chịu, nhạy cảm hơn với thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Thậm chí, ở một số bệnh nhân nghiêm trọng hơn, sâu răng khiến bạn đau nhức răng cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

Những chiếc răng sâu này là nguyên nhân khiến bạn mắc nhiều bệnh răng miệng khác, như: sưng nướu răng, mòn men răng, mất một phần hoặc toàn bộ chiếc răng, sâu răng lân cận, mất thẩm mỹ. Để hạn chế tổn thương và ngăn chặn sâu răng tiến triển nặng, nha sĩ sẽ đề nghị thực hiện hàn răng sâu bằng các vật liệu trám phù hợp.

 

Nên hàn răng, trám răng sâu sớm nhất có thể

Tìm hiểu thêm về:

Các loại vật liệu hàn răng phổ biến

Có nhiều loại vật liệu được sử dụng để hàn răng trong nha khoa. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính mà người bệnh sẽ có cho mình những lựa chọn phù hợp nhất. Dưới đây là một số loại vật liệu hàn răng phổ biến:

  • Xi măng silicat: là vật liệu hàn răng thông dụng được sử dụng từ lâu. Ưu điểm của vật liệu này là dễ sử dụng, có chứa Fluor ngừa sâu răng, có thể tạo hình nhanh chóng và màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên. Nhược điểm là dễ vỡ, nhanh mòn, tuổi thọ thấp. Xi măng sillicat rất phù hợp hàn răng sữa trẻ em vì ít gây khó chịu cho trẻ.

  • Hợp kim chứa chì (Amalgam): Amalgam là một hợp kim của thủy ngân, bạc, thiếc và các kim loại khác. Nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình hàn răng. Amalgam có độ bền cao và giá thành thấp, nhưng nó có màu sẫm và ít thẩm mỹ hơn so với các vật liệu khác.

  • Nhựa composite: Composite là một loại nhựa phụ gia được sử dụng để hàn răng. Nó có màu sắc tương tự như răng tự nhiên và có khả năng hoà nhập thẩm mỹ tốt. Composite thường được sử dụng trong các trường hợp cần tạo dáng và tái tạo thẩm mỹ răng.

  • Răng sứ (Porcelain): Răng sứ là một loại vật liệu sứ có màu sắc và vẻ đẹp tương tự như răng tự nhiên. Nó thường được sử dụng để hàn răng ở các vị trí có yêu cầu thẩm mỹ cao, như hàn răng sứ hoặc veneer sứ.

 

có rất nhiều loại vật liệu hàn răng hiện đại

Quy trình thực hiện hàn răng sâu

Gây tê trước khi hàn răng sâu

Trước khi bắt đầu, nha sĩ sẽ thực hiện xác định vị trị bị sâu, giải thích cấp độ sâu và phương pháp thực hiện. Sau đó, nha sĩ sẽ giảm đau bằng cách sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê nướu và các bộ phận trong miệng của bạn. Thuốc gây tê cục bộ chỉ làm tê vùng bị điều trị, hạn chế đau đớn điều đó có nghĩa là bạn vẫn sẽ tỉnh táo và có thể tương tác với bác sĩ trong suốt quá trình hàn răng.

Nha sĩ của bạn sẽ nhẹ nhàng làm khô phần bên trong miệng của bạn bằng một miếng bông hoặc một luồng không khí. Sau đó, nha sĩ sẽ chấm gel lên phần cần tiêm. Gel có tác dụng làm tê liệt các mô nướu, giúp giảm đau khi nha sĩ tiêm thuốc tê vào miệng. 

Tuy nhiên, cảm giác đau nhói khi nha sĩ tiêm thuốc tê không phải do kim tiêm gây ra mà là cảm giác được tạo ra bởi thuốc tê có tác dụng làm tê nướu và miệng của bạn. Khi khu vực cần hàn răng bị tê, bạn sẽ không cảm thấy gì khi nha sĩ thực hiện thủ thuật hàn răng.

 

thực hiện gây tê trước khi hàn răng

Trong khi hàn răng sâu

  • Nha sĩ tiến hành làm sạch phần cần hàn răng và các vị trí xung quanh hàn để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của vết hàn. Quá trình này sẽ mất nhiều hay ít thời gian tùy thuộc vào mức độ sâu răng của bạn.

  • Tạo hình trên lỗ sâu răng sao cho chất hàn răng bám dính tốt. Sau đó, hàn răng bằng vật liệu chuyên dụng giúp bảo vệ lớp dưới lỗ sâu tốt hơn, không bị ê buốt.

  • Tiến hành hàn răng bằng vật liệu mà bệnh nhân lựa chọn và lấp đầy lỗ bị sâu. 

  • Kiểm tra và chỉnh sửa lại để hoàn tất.

Sau khi hàn răng sâu

Khi thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ngứa ngáy trong miệng. Một số bệnh nhân cũng sẽ có răng nhạy cảm sau khi hàn răng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trường hợp, độ nhạy sẽ mất dần đi sau một vài ngày.

Nha sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc giảm đau để xoa dịu những cơn đau nhức ngay sau khi điều trị sâu răng. Trong những trường hợp này, hãy cố gắng bình tĩnh, thư giãn và không quá lo lắng về vết hàn răng, cũng như không để vết hàn răng phải chịu quá lực cắn.

Nếu cơn đau răng hoặc tình trạng răng nhạy cảm không biến mất sau hơn một tuần kể từ khi hàn răng, bạn có thể cần phải kiểm tra vết hàn răng để đảm bảo rằng vết trám không quá cao so với các răng còn lại và hai hàm răng khít với nhau.

Nếu bạn có nhiều vết hàn trong miệng, chẳng hạn như hàn răng ở hàm trên và hàn răng ở hàm dưới, bạn có thể cảm giác như đang bị sốc điện - một cảm giác giật nhẹ trong miệng của mình. Điều này có thể xảy ra nếu hai vật liệu trám được làm từ kim loại phản ứng với nhau, chẳng hạn như amalgam trên một chiếc răng và vàng trên chiếc răng còn lại. Để tránh hiện tượng sốc điện, hãy yêu cầu nha sĩ sử dụng cùng một loại chất liệu hàn răng cho tất cả các vết trám trong miệng của bạn.

Tìm hiểu thêm về:

Lưu ý sau khi hàn răng sâu từ chuyên gia

Dưới đây là một số lưu ý sau khi hàn răng sâu bạn cần nắm:

  • Không nên nhai bên còn thuốc tê để tránh cắn vào môi, má do không có cảm giác.

  • Không nên ăn, uống đồ quá nóng để tránh bị bỏng khi còn thuốc tê.

  • Với hàn composite, bạn có thể ăn nhai ngay sau khi hàn. Nhưng với vật liệu hàn khác, bạn nên tránh nhai bên vừa hàn khoảng 4 tiếng để tránh bị bong vết hàn.

  • Tránh ăn đồ quá nóng, lạnh, cứng trong những ngày đầu sau khi hàn.

  • Tránh dùng tăm, vật cứng để xỉa răng đã hàn để tránh nguy cơ gây bong, vỡ miếng hàn.

  • Vệ sinh kẽ răng nhẹ nhàng để tránh làm đau, xước lợi, mòn răng, bong miếng hàn.

  • Hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống có màu, cà phê, thuốc lá, chất gây kích thích,... để tránh miếng hàn bị xỉn màu.

Nếu bạn hoàn toàn ổn ngay sau khi điều trị, nhưng bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu sau nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó, thì bạn nên gặp nha sĩ để kiểm tra vết trám. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, hàn răng không tồn tại mãi mãi, và một số vật liệu hàn răng có tuổi thọ ngắn hơn các vật liệu khác. Nha sĩ có thể khám tổng quát sức khỏe răng miệng và cho bạn biết kết quả chắc chắn về vết trám của mình.

 

dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng đã được hàn

Để không phải hàn răng trong tương lai, hãy đảm bảo bạn chải răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa chất fluoride như Kem đánh răng Colgate Sensitive Pro Relief có tác dụng phục hồi men răng bị suy yếu và giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng.