thuốc kháng sinh răng có tác dụng giảm đau - colgate
Badge field

Top 9 thuốc kháng sinh răng trị đau răng, nhiễm khuẩn hiệu quả

Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Đau răng uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm khi bị cơn đau nhức răng hành hạ. Thuốc kháng sinh răng miệng là phương pháp giảm đau nhanh đối với các trường hợp nhiễm trùng răng miệng do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trị đau răng cần được các bác sĩ kê thuốc và chỉ định liều lượng. Cùng Colgate tìm hiểu các loại thuốc giảm đau răng phổ biến hiện nay và cách sử dụng an toàn nhất.

Nhiễm khuẩn răng miệng là gì?

Nhiễm khuẩn răng miệng hay nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn tấn công răng và nướu gây viêm nhiễm, sưng tấy. Một số nhiễm khuẩn răng thường gặp như bệnh viêm tủy, hoại tử tủy răng hoặc biến chứng của sâu răng

Sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn trong miệng sau đó có thể vẫn khu trú tại chỗ hoặc lây lan qua các khu vực xung quanh, thậm chí theo dòng máu gây ra nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não. Đây là những biến chứng nặng của nhiễm khuẩn răng miệng, có thể nguy kịch đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn răng:

  • Cảm giác sưng đau, phù nề vùng nướu hay cả hàm mặt.

  • Nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh hay chua cay.

  • Khi ổ nhiễm lan rộng người bệnh sẽ cảm thấy sốt cao, khó nuốt, khó thở, mở miệng bị hạn chế, hôi miệng, ăn uống kém và sút cân.

Việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cần được tiến hành sớm ngay khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Bác sĩ sẽ kê đơn các nhóm thuốc kháng sinh răng chống nhiễm khuẩn và kết hợp với can thiệp ngoại khoa để xử lý ổ mủ, hạn chế lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Đau răng uống thuốc gì? Danh sách thuốc kháng sinh răng điều trị đau răng

Đau răng uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Khi bị đau răng, bạn có thể uống thuốc giảm đau răng không kê đơn như Paracetamol hoặc thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng.

Thuốc kháng sinh răng Acetaminophen (Paracetamol/Panadol/Efferalgan)

Paracetamol hay acetaminophen là loại thuốc giảm đau răng, đau đầu, hạ sốt rất phổ biến và hầu như luôn có sẵn trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Liều dùng thông thường của thuốc đau răng Paracetamol:

  • Người lớn từ 325-600mg/lần, trẻ em từ 10-15mg/lần sau mỗi 4-6 giờ. 

  • Dạng viên 500mg thì uống 1-2 liều/lần, cách nhau 4-6 giờ.

Thuốc Paracetamol có nhiều quy cách đóng gói và dạng viên sủi 500mg là loại thuốc trị đau răng thường được chỉ định phổ biến nhất. Bạn chỉ cần hòa tan 1 viên thuốc trong 100ml nước, sử dụng ngay sau khi thuốc tan hết. Sau khi uống, thuốc sẽ có tác dụng sau 15-30 phút và kéo dài từ 4-6 tiếng.

Thuốc kháng sinh Efferalgan có tác dụng giảm đau răng

Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) không kê đơn

Đây là nhóm thuốc giảm đau răng cho các trường hợp sưng tấy, răng ê buốt, đau nhức răng do sâu răng, viêm nướu răng. Một số thuốc trị đau răng điển hình như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam,...

Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid đối với những người mắc bệnh tim mạch vì thuốc có nguy cơ gây suy tim, đột quỵ và hình thành các cục máu đông. Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đau răng này.

Thuốc Benzocain bôi gây tê tại chỗ

Đây là loại thuốc nhức răng gây tê tại chỗ được bào chế dưới dạng gel, dung dịch hoặc dạng xịt, có tác dụng làm dịu và giảm đau tức thì tại khu vực đau răng. Benzocain có khả năng trị đau răng hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ duy trì trong khoảng thời gian rất ngắn, cần phải dùng thuốc nhiều lần, dễ xảy ra dị ứng hoặc sốc phản vệ. Không sử dụng Benzocain cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương của răng miệng mà nha sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh răng phù hợp nhằm tiêu diệt đúng loại vi khuẩn. Dưới đây là một số loại thuốc trị đau răng an toàn, đem lại hiệu quả tốt:

Thuốc kháng sinh răng Amoxicillin có kê đơn

Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Penicillin được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn, thường kết hợp với Axit Clavulanic để  giảm đau hiệu quả. Amoxicillin là nhóm kháng sinh răng trẻ em được sử dụng nhiều nhất vì độ an toàn cao và ít gây tác dụng phụ cho trẻ.

 

Thuốc đau răng Amoxicillin 500mg trị đau răng

Thuốc kháng sinh răng Spiramycin có kê đơn

Spiramycin là loại kháng sinh thường dùng để chữa trị các cơn đau răng, chống nhiễm trùng nướu, viêm lợi. Một số tên thuốc phổ biến như thuốc kháng sinh răng miệng Dorogyne, thuốc kháng sinh răng Naphacogyl,...

Tuy nhiên đây là loại thuốc đau răng gây nhiều tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nổi phát ban, cần lưu ý khi sử dụng với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh răng Clindamycin có kê đơn

Clindamycin là thuốc kháng sinh ức chế sự phát triển các vi khuẩn răng miệng. Loại kháng sinh này được ưu tiên sử dụng vì vi khuẩn khó kháng thuốc và có hiệu quả hơn các nhóm penicillin. Liều dùng thuốc nhức răng clindamycin là 300 mg hoặc 600 mg mỗi 8 giờ.

Thuốc kháng sinh răng Clindamycin giảm đau răng

Thuốc kháng sinh răng Azithromycin có kê đơn

Azithromycin với tác dụng ngăn cản, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn răng miệng. Loại thuốc kháng sinh răng này được sử dụng khi những người bệnh bị kích ứng với các loại thuốc nhóm penicillin hoặc trường hợp nhiễm trùng răng miệng không đáp ứng với các thuốc trị đau răng khác. Liều sử dụng thuốc azithromycin là 500 mg/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Thuốc kháng sinh răng Metronidazol có kê đơn

Metronidazole là loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong các tình huống nghi ngờ bệnh nhiễm trùng răng miệng, điển hình như thuốc kháng sinh răng miệng Rodogyl. Thuốc nhức răng, trị đau răng này được nha sĩ chỉ định sử dụng kết hợp với các nhóm kháng sinh khác, an toàn cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng metronidazol cho người lớn là khoảng 500 - 750 mg mỗi 8 giờ.

Liều dùng thuốc kháng sinh răng trẻ em Metronidazol 250mg:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng mỗi lần 1⁄4 viên, 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong 6 ngày.

  • Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Sử dụng mỗi lần nửa viên, 2 lần/ngày. Dùng trong 6 ngày.

  • Trẻ từ 5 đến 8 tuổi: Sử dụng mỗi lần 01 viên, 3 lần/ngày. Dùng trong 6 ngày.

  • Trẻ trên 8 tuổi: Sử dụng mỗi lần 01 viên, 2 lần/ngày. Dùng trong 6 ngày.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh răng Doxycycline có kê đơn

Doxycycline là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, hiệu quả với vi khuẩn gram âm và gram dương, được lựa chọn để thay thế amoxicillin trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng. Loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của nha sĩ vì có thể làm hỏng men răng. Nghiêm cấm sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú.

kháng sinh răng miệng Doxycyclin trị đau răng hiệu quả

Nguyên nhân đau răng thường gặp và cách điều trị đau răng

  • Đau răng do sâu răng, viêm tủy và áp xe răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau răng, bao gồm sâu răng, viêm tủy và áp xe răng. Khi vi khuẩn phá vỡ bề mặt tạo thành lỗ sâu răng và lan tới vùng tủy sẽ gây đau đớn và dẫn tới các vấn đề nha khoa nghiêm trọng hơn cần phải điều trị bằng kháng sinh.

Bị sâu răng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh. Sâu răng có thể được điều trị bằng phương pháp trám răng, hoặc mão răng, dựa trên độ nhiễm trùng của răng. Khi nhiễm trùng lan tới dây thần kinh tủy, nha sĩ sẽ yêu cầu lấy tủy răng và trám răng để bảo vệ khỏi vi khuẩn. 

Ngoài ra, nha sĩ có thể nhổ răng nếu bị sâu vỡ nghiêm trọng không thể phục hồi. Lúc này, nha sĩ có thể kê thuốc trị đau răng giúp bạn giảm đau trong quá trình điều trị dài ngày.

  • Đau răng khôn do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Răng khôn mọc ở phía trong cùng của hàm khi xương hàm đã ngừng phát triển dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chèn ép các răng khác gây đau nhức khó chịu.

  • Răng ê buốt do mòn men răng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng quá mạnh, hoặc răng bị lão hóa ở người lớn là những nguyên nhân gây mòn men răng. Khi lớp men bảo vệ răng bị mòn khiến ngà răng lộ ra ngoài dẫn đến ê buốt răng và đau nhức răng.

>>> Tìm hiểu thêm:

Khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đau răng?

Nha sĩ sẽ đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh răng để giảm đau và giảm viêm trong các trường hợp:

  • Nhiễm trùng răng nặng và viêm nhiễm nướu xung quanh răng.

  • Sưng nướu và viêm quanh chân răng khôn.

  • Phát hiện áp xe răng - tình trạng nhiễm trùng răng phát triển từ lỗ sâu chưa được điều trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh răng điều trị nhiễm trùng răng miệng

Đối với nhiễm trùng răng miệng, nha sĩ thường sẽ kê kháng sinh penicillin hoặc amoxicillin. Clindamycin cũng là một loại kháng sinh thay thế thường được kê cho những người dị ứng penicillin. Nha sĩ sẽ xác định đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cho từng tình trạng của bạn. 

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Sức khỏe cho biết, uống quá nhiều loại kháng sinh có thể dẫn tới khả năng vi khuẩn kháng thuốc, vì vậy nha sĩ sẽ cân nhắc tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh khi kê đơn cho bạn.

Điều quan trọng là bạn phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng, kể cả khi cơn đau răng đã thuyên giảm, bạn vẫn cần tiếp tục sử dụng hết liều thuốc để điều trị triệt để vi khuẩn, hạn chế khả năng tái phát.

Cách phòng ngừa đau răng

Dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ sâu răng hoặc đau răng mà không cần dùng kháng sinh:

  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa đường như bánh kẹo và đồ uống có gas, caffeine.

  • Đánh răng với kem đánh răng có chứa fluoride hai lần mỗi ngày để làm sạch mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn, mảng bám giữa các răng sau mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa hình thành sâu răng.

  • Duy trì thói quen đến phòng khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và theo dõi sức khỏe răng miệng của bạn.

Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và các cách phòng ngừa trên để ngăn ngừa sâu răng và nhiễm trùng răng. Tuy nhiên, khi đã bị nhiễm khuẩn, áp xe răng thì bạn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh răng theo chỉ định của bác sĩ.