Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn
Dưới đây là một số cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà:
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol để giảm đau và khó chịu. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều lượng được ghi trên đó.
Chườm lạnh: Đặt một gói đá hoặc một miếng vải lạnh vào trên vùng sưng tấy ngoài da để giảm đau và sưng.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Hòa một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc và rửa miệng trong khoảng 30 giây trước khi nhổ đi. Nước muối ấm có thể giảm sưng và viêm nhiễm vùng nướu hiệu quả.
Những biến chứng do răng khôn gây ra
Răng khôn bị sâu
Răng khôn nằm trong cùng của hàm, và không phải lúc nào chúng cũng mọc thẳng, thế nên việc vệ sinh ở khu vực răng khôn rất khó khăn. Thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn có thể tích tụ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sâu răng, thậm chí là nhiễm trùng lan sang các răng bên cạnh. Do đó, bạn hãy lựa chọn bàn chải đầu nhỏ, lông mảnh chẳng hạn bàn chải Colgate Slim Soft để vệ sinh răng tốt hơn.
>> Tham khảo: Bạn nên làm gì khi răng khôn bị sâu?
Viêm lợi
Cũng vì vấn để khó vệ sinh, răng khôn không chỉ làm tăng nguy cơ sâu răng mà còn dễ dẫn đến tình trạng viêm nha chu, viêm lợi trùm, viêm nướu khi răng khôn chỉ mọc một phần. Lúc này người bệnh có thể gặp các vấn đề phiền toái như đau nhức, sốt, hôi miệng, hoặc thậm chí là khu vực viêm nhiễm sẽ hình thành túi áp xe.
Hủy hoại xương và hàm
Răng bị tiêu hủy, ảnh hưởng đến xương và hàm là biến chứng nghiêm trọng của việc răng khôn mọc lệch. Trong trường hợp này, răng khôn sẽ mọc đâm sang răng răng bên cạnh, khiến răng bị lung lay, tiêu hủy, cuối cùng buộc phải nhổ răng.
Người bệnh khi gặp tình trạng này sẽ có những cơn đau răng âm ỉ kéo dài, sưng ở hàm và thậm chí là sốt cao. Nếu những biến chứng của răng khôn không được can thiệp kịp thời, quá trình viêm nhiễm sẽ diễn ra, lây lan đến xương hàm, khu vực mang tai, má, cổ,... và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ảnh hưởng đến trật tự cấu trúc răng
Răng khôn mọc lệch chen chúc trong hàm sẽ khiến những chiếc răng còn lại cũng bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Ngoài việc tác động đến thẩm mỹ răng miệng, cấu trúc răng thay đổi như vậy cũng khiến hoạt động nhai, nghiền thức ăn của răng bị ảnh hưởng.
Có nên nhổ răng khôn không? Không nhổ có sao không?
Việc nhổ răng khôn hay không phụ thuộc vào tình trạng và vấn đề cụ thể của răng cũng như khuyến nghị của nha sĩ. Dưới đây là một số trường hợp cần nhổ răng khôn để tránh các biến chứng:
Răng khôn mọc lệch gây nhiễm trùng, u nang và ảnh hưởng đến răng lân cận.
Răng khôn tạo khe giắt với răng bên cạnh có thể gây biến chứng viêm nhiễm sau này.
Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn trồi dài đến hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.
Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, dễ gây sâu răng và viêm nha chu răng.
Răng khôn bị các vấn đề nha chu như sâu răng, viêm nướu
Răng khôn thừa, cần nhổ để chỉnh hình, làm răng giả,...
Còn nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì không cần nhổ răng khôn:
Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không gây biến chứng, không bị kẹt bởi mô xương và nướu.
Mắc bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu...
Răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm... mà không thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.
>> Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Thời điểm nhổ răng khôn hợp lý
Không có một độ tuổi cụ thể nào là hoàn hảo cho việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia nha khoa, thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn là độ tuổi từ 17 đến 25. Trong độ tuổi này, xương hàm đã phát triển gần như hoàn chỉnh, việc nhổ răng khôn sẽ ít gây tổn thương hơn so với nhổ ở độ tuổi lớn hơn. Khả năng hồi phục sau khi nhổ răng ở độ tuổi này cũng tốt hơn so với người lớn tuổi. Bên cạnh đó, phẫu thuật nhổ răng khôn cho người trên 35 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn hơn do xương đã cứng và đặc hơn.
Vậy nên, nếu muốn nhổ răng khôn, bạn nên nhổ trong giai đoạn 17 - 25 tuổi.
Chăm sóc sức khỏe sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để hạn chế biến chứng không mong muốn:
Cắn chặt gạc tại vị trí răng khôn đã nhổ khoảng 15 - 20 phút để cầm máu nếu có hiện tượng chảy máu.
Sử dụng túi đá chườm vào má sau khi nhổ răng để giảm đau, sưng.
Uống thuốc giảm đau theo kê đơn từ bác sĩ.
Không mút, thọc tay,... vào vết thương.
Ăn đồ ăn mềm để xương hàm ít phải hoạt động.
Không ăn đồ ăn quá cứng, quá mặn, thức ăn chua cay, nước uống có ga và không sử dụng chất kích thích trong 2 ngày sau khi nhổ.
Không hút thuốc lá ít nhất 3 ngày sau khi nhổ.
Không uống rượu khi vết nhổ răng chưa lành.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn làm rõ răng khôn là gì và những thông tin liên quan. Việc theo dõi và chăm sóc răng khôn cũng là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe miệng tổng thể. Để quyết định liệu nhổ răng khôn là cần thiết hay không, nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu bạn muốn nhổ răng khôn, hãy tìm hiểu thêm về quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn trong mục Tài Liệu Chăm Sóc Răng Miệng của Colgate.