Răng cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể; khi con người già đi, răng cũng dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ, dễ làm mất đi vẻ đẹp rạng ngời, khỏe mạnh của nụ cười mà bạn sở hữu. Những ai chưa có được vẻ ngoài như mình mong muốn - do mất răng hoặc răng bị sâu - có thể tham khảo liệu trình làm cầu răng, chỉ một phụ kiện đơn giản có thể giúp khôi phục nụ cười tự nhiên của bạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về liệu trình làm cầu răng tại đây.
Cầu răng là một thiết bị phục hình được sử dụng làm cầu nối cho bất kỳ vùng nào trong miệng mà bị thiếu một răng hoặc nhiều hơn. Mỗi đầu của cầu răng đi kèm với một mão răng. Mão răng, còn được gọi là chụp răng, giúp nối răng ở cả hai bên của khoảng trống mà cần trám đầy. Khi đó, một chiếc răng giả (hoặc nhiều chiếc răng giả trong trường hợp khoảng trống rộng hơn) sẽ được nối với cả hai mão răng và trám vào khoảng trống do thiếu răng tự nhiên.
Xác Định Nhu Cầu Của Bạn
Khi bị mất răng, bạn nên làm cầu răng, cho dù nguyên nhân mất răng là do bệnh nha chu hay chấn thương vật lý ở miệng vì hoạt động thể thao hay do tai nạn. Nếu không thay thế răng bị mất, những chiếc răng còn lại có thể dịch chuyển vào những khoảng trống này, làm biến dạng khớp cắn bình thường. Hàm răng bị lệch cũng có thể gây ra bệnh nướu răng hoặc rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).
Chọn Đúng Loại Cầu Răng
Có ba loại cầu răng chính là cầu răng truyền thống, cầu nhảy và cầu dán. Cầu răng truyền thống có mão răng nối với từng bên của răng giả. Cầu nhảy là một chiếc răng nhân tạo chỉ được nối với một mão răng, còn cầu dán cũng là một chiếc răng nhân tạo, nhưng được nối với cả hai bên của các răng hiện có.
Gây Tê và Phục Hình Răng
Liệu trình đặt cầu răng gồm nhiều bước, và chỉ có thể hoàn thành sau nhiều lần thăm khám. Khi bạn ngồi trên ghế khám, nha sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào mô nướu gần răng bên cạnh vị trí cần đặt cầu răng. Sau đó, nha sĩ sẽ phục hình lại hàm răng và đặt mão răng vào các phần của răng. Mão răng phải được lắp một cách cẩn thận và vững chắc để giữ cầu răng ở đúng vị trí.
Đặt Cầu răng
Khi răng đã được phục hình hoàn toàn, nha sĩ của bạn sẽ tạo khuôn cho chiếc răng bị mất cũng như các răng xung quanh. Khuôn răng sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tạo hình cầu răng cho vừa vặn với miệng của bạn. Trong khi chờ cầu răng được tạo hình xong và chuyển đến cho nha sĩ, bạn sẽ được gắn một cầu răng tạm thời bằng men chân răng để lấp đầy khoảng trống của răng bị mất. Sau vài tuần, cầu răng vĩnh viễn được hoàn thiện, bạn sẽ đến thăm khám một lần nữa để đặt cầu răng vĩnh viễn. Cần đảm bảo giữ chắc cầu răng tại một số vị trí để không làm ảnh hưởng đến khớp cắn của bạn.
Bảo vệ Cầu răng
Tuổi thọ của cầu răng có thể lên đến hơn 10 năm khi được chăm sóc đúng cách, theo báo cáo của 1-800-DENTIST. Một trong những lý do khiến cầu răng sớm bị hỏng là do sâu răng có thể hình thành bên trong răng được gắn mão răng. Vì vậy, thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách bao gồm chải răng, dùng chỉ nha khoa và thăm khám răng thường xuyên sẽ giúp cho hàm răng dù có "cầu răng" của bạn vẫn luôn chắc khỏe. Hãy sử dụng kem đánh răng, như Colgate TotalSF Advanced Deep Clean, để bảo vệ hàm răng khỏi nguy cơ sâu răng tiềm tàng này.
Nếu bạn cho rằng mình cần đặt cầu răng, hoặc đang lo ngại về sức khỏe răng miệng, hãy đến gặp nha sĩ ngay để được tư vấn và thăm khám chi tiết.