Nguyên nhân sâu răng trẻ em và cách ngăn ngừa
Badge field

Nguyên nhân gây sâu răng trẻ em và cách ngăn ngừa hiệu quả

Published date field

Sâu răng trẻ nhỏ, hay còn được gọi là sâu răng do bú bình, đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể phá hủy răng của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trong bài viết dưới đây, Colgate xin chia sẻ những thông tin hữu ích về sâu răng trẻ em và cách xử lý khi em bé bị sâu răng để các ba mẹ có thể hiểu hơn.

Nguyên nhân gây ra sâu răng trẻ em

  • Em bé sâu răng khi ngủ vẫn còn đang ngậm bình sữa. Khi bé ngủ, chất lỏng có chứa đường sẽ bám quanh răng và có thể gây sâu răng. Trong sữa bột và ngay cả sữa mẹ đều có chứa đường.

  • Cho trẻ ngậm ti bú mẹ trong thời gian dài hoặc để trẻ ngủ quên trong khi đang bú.

  • Cho trẻ cầm bình sữa mà không có sự giám sát của phụ huynh.

  • Em bé bị sâu răng khi bé ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.

  • Bé bị sâu răng nếu không có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách.

     

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

 

Những dấu hiệu khi bé bị sâu răng thường gặp

  • Răng của trẻ bị ê buốt hoặc đau.

  • Hơi thở có mùi hôi trong thời gian dài.

  • Có thể dễ dàng thấy răng bị sâu bằng mắt thường, đó là xuất hiện 1 đốm có màu trắng ngà hoặc là chấm đen ở trên răng của bé.

Dù gặp bất kỳ dấu hiệu bé bị sâu răng nào ở trên thì các ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tác hại của sâu răng trẻ em là gì?

Nếu để tình trạng em bé bị sâu răng kéo dài mà không điều trị thì có thể sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sau:

  • Sâu răng trẻ em làm tổn thương đến tủy răng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây viêm tủy và dẫn đến hoại tử tuỷ, áp xe răng,...

  • Gãy răng, rụng răng.

  • Gặp vấn đề về tai và giọng nói.

  • Răng khểnh.

  • Đau răng dữ dội.

  • Khiến trẻ tự ti về ngoại hình khi bé bị sâu răng.

  • Trẻ bị sâu răng sữa, nếu không có biện pháp điều trị đúng và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trẻ mọc răng vĩnh viễn.

     

Tác hại của sâu răng trẻ em

 

Cách chữa sâu răng trẻ em an toàn, hiệu quả

Khi răng trẻ mới bắt đầu chớm sâu, ba mẹ nên sớm đưa trẻ đi trám răng để tránh lây nhiễm cho các răng khác và bảo vệ tủy răng của bé, giúp tránh tình trạng ê buốt răng khi ăn uống.

Để chữa trị sâu răng trẻ em, ba mẹ có thể sử dụng gel fluoride hoặc quét lớp thuốc lên răng của bé để phủ kín chỗ bị sâu. Trong trường hợp sâu răng nặng và cần làm sạch hết các mảng răng, nha sĩ sẽ tiến hành khử trùng, sát khuẩn và trám răng bị sâu hoặc tiến hành nhổ răng, thay tủy răng.

 

Cách chữa sâu răng ở trẻ em

 

Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Tập thói quen cho bé đi ngủ mà không cần bình sữa. Dưới đây là năm mẹo ngăn ngừa trẻ cầm bình sữa khi đi ngủ:

  • Hãy để bé mang theo một vật khiến trẻ thoải mái khi ngủ lên giường, ví dụ như: gấu bông, búp bê hoặc đồ chơi yêu thích.

  • Hát hoặc bật những bài nhạc nhẹ nhàng, thư giãn.

  • Xoa lưng trẻ để giúp bé thư giãn và ru trẻ vào giấc ngủ.

  • Đọc hoặc kể cho trẻ một câu chuyện trước khi đi ngủ.

  • Không bao giờ cho bé đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây, nước đường hoặc soda. Nếu trẻ phải ôm bình sữa mới có thể ngủ được, hãy đổ đầy nước vào bình sữa để tránh em bé sâu răng.

  • Đừng để trẻ cầm bình sữa mà không có sự giám sát của cha mẹ.

     

Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em

 

Ngăn ngừa sâu răng khi trẻ bắt đầu mọc răng và trẻ trên 1 tuổi

  • Bắt đầu dạy trẻ sử dụng cốc khi trẻ đạt 6-12 tháng tuổi. Cho trẻ sử dụng ly tập uống nước trước một tuổi để hạn chế tình trạng bé bị sâu răng.
  • Nếu bé đã mọc răng sữa, ba mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng: chải răng đúng cách 2 lần/ngày, ít nhất 2 phút/lần.

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với bé, có thể thoải mái chải sạch được tất cả bề mặt của răng.

  • Sử dụng kem đánh răng Colgate để bổ sung lượng fluoride phù hợp với trẻ.

  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để giúp loại bỏ các mảng bám ở những kẽ răng, giúp ngăn ngừa sâu răng trẻ em.

  • Tập cho trẻ thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn để ngăn bé bị sâu răng.

  • Tránh cho trẻ ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.

  • Bổ sung cho bé những loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe răng miệng như trái cây, rau củ.

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng fluoride mỗi ngày.

Ngăn ngừa em bé bị sâu răng

 

Hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ của con trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bậc cha mẹ. Vì vậy, hãy phát hiện em bé bị sâu răng, điều trị và ngăn ngừa sâu răng trẻ em sớm nhất nhé!