Cách chữa hôi miệng tại nhà
Badge field

11 cách chữa hôi miệng dứt điểm, hiệu quả ngay lập tức tại nhà

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Theo thống kê ước tính của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam hiện có khoảng 45% dân số mắc chứng hôi miệng. Mùi hôi từ miệng không chỉ gây khó chịu cho bản thân mà còn tạo cảm giác không thoải mái khi giao tiếp với người khác. Trong bài viết sau, Colgate sẽ chia sẻ đến bạn những cách trị hôi miệng hiệu quả tận gốc ngay tại nhà. CÙng tham khảo ngay.

Nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng

Để điều trị hôi miệng dứt điểm, bạn cần xác định nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng từ đó có hướng điều trị phù hợp. Theo MayoClinic, có một số nguyên nhân hôi miệng phổ biến như:

  • Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng không đúng cách nên không làm sạch vụn thức ăn thừa khiến vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi. Bạn có thể cảm nhận mùi hôi miệng rõ nhất sau khi bữa ăn 1-2 tiếng mà không đánh răng hoặc súc miệng.

  • Ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, hoặc gia vị cay,... Ngoài ra, ăn ít chất xơ cũng có thể làm tăng nguy cơ hôi miệng.

  • Mắc các bệnh về đường hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,...

  • Gặp các vấn đề về răng miệng: Bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.

  • Hơi thở có mùi do khô miệng (Xerostomia).

  • Mắc các bệnh về hệ tiêu hóa đặc biệt trào ngược dạ dày. Khi dạ dày trào ngược lên miệng sẽ mang theo axit dạ dày và các thức ăn chưa được tiêu hóa hết gây kích thích và gây tổn thương niêm mạc miệng, dẫn đến hơi thở có mùi.

  • Thói quen hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử sẽ gây hôi miệng và tăng khả năng viêm nướu răng.

Sau khi xác định nguyên nhân chính gây hôi miệng, nha sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Đối với những trường hợp miệng có mùi hôi do bệnh lý hô hấp, răng miệng, tiêu hóa, người bệnh cần phải điều trị dứt điểm căn bệnh để chấm dứt tình trạng hơi thở có mùi.

Trong trường hợp nguyên nhân hôi miệng không phải từ bệnh lý mà do chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng, ăn thực phẩm nặng mùi hoặc hút thuốc lá thì cần thay đổi các thói quen xấu. Người bệnh cũng có thể áp dụng các cách trị hôi miệng hiệu quả, dễ thực hiện dưới đây.

>> Xem chi tiết:

Xác định nguyên nhân để điều trị hôi miệng tận gốc

11 cách trị hôi miệng hiệu quả tận gốc từ bên trong

Sử dụng nước cốt chanh

Ngoài tác dụng làm trắng da, chanh còn là nguyên liệu dân gian chữa hôi miệng ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả. Thành phần của chanh chứa axit ascorbic là chất có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, nước cốt chanh còn có công dụng giảm khô miệng, kích thích khoang miệng tiết nhiều nước bọt để làm sạch miệng. 

Bạn có thể dùng nước cốt chanh để đánh răng chữa hôi miệng theo các bước sau:

Bước 1: Vắt 1 lát chanh để lấy nước cốt.

Bước 2: Trộn nước cốt chanh với muối hoặc kem đánh răng tạo thành hỗn hợp sệt.

Bước 3: Chấm đầu bàn chải vào hỗn hợp và đánh răng trong 2 phút, sau đó súc miệng với nước sạch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước cốt chanh để súc miệng theo cách sau:

  • Pha 1 muỗng cà phê nước chanh tươi vào 1 tách nước ấm. 

  • Súc miệng với dung dịch này trong khoảng 30 giây để giảm mùi hôi miệng do vi khuẩn.

Lưu ý, nước cốt chanh chứa axit, có thể gây khó chịu cho đường ruột và làm mòn men răng. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, bạn chỉ nên áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần.

Cách trị hôi miệng bằng chanh và muối.

Súc miệng bằng nước muối và ngò gai

Một trong những mẹo vặt chữa hôi miệng dứt điểm tại nhà mà bạn không nên bỏ qua chính là súc miệng bằng hỗn hợp nước muối và lá ngò gai. Công thức tạo ra hỗn hợp này như sau:

Bước 1: Đun nước sôi và lá ngò gai trong 10 - 15 phút.

Bước 2: Để nước nguội, thêm 1 ít muối và khuấy đều để muối tan rồi làm nước súc miệng.

Bước 3: Súc miệng bằng hỗn hợp này từ 2 - 3 lần để nhanh hết hôi miệng, giữ hơi thở thơm tho.

Chữa hôi miệng với gừng tươi

Gừng là một nguyên liệu trị hôi miệng có thể tìm thấy ngay tại nhà bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Theo một nghiên cứu từ trang Sciencedaily, gừng chứa một hợp chất gọi là 6-gingerol có khả năng loại bỏ hơi thở có mùi tận gốc. Hợp chất này kích thích enzyme trong nước bọt phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh gây ra mùi hôi trong miệng.

Bạn có thể sử dụng gừng theo các cách sau để chữa hết hôi miệng ngay tại nhà:

  • Cắt một lát gừng tươi và nhai trong khoảng 1-2 phút.

  • Ăn gừng tươi và chanh.

  • Uống trà gừng.

Cách trị hôi miệng bằng gừng

Trị dứt điểm hôi miệng bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và hỗ trợ giảm viêm sưng, làm lành các vết loét trong khoang miệng. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất để trị hôi miệng tận gốc ngay tại nhà bằng cách:

  • Thoa đều mật ong lên nướu răng và xung quanh khoang miệng.

  • Ngậm mật ong trong miệng từ 3-5 phút.

  • Pha mật ong với chanh làm nước súc miệng hàng ngày.

     

Cách chữa hôi miệng bằng mật ong

Ăn sữa chua không đường

Sữa chua chứa men vi sinh lợi khuẩn giúp chống lại vi khuẩn có hại gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế cho thấy những người ăn 3 ounce (khoảng 89ml) sữa chua không đường 2 lần/ngày trong 6 tuần đã giảm 80% lượng hydro sunfua - chất gây mùi khó chịu trong miệng. Như vậy, việc ăn sữa chua hàng ngày là một cách trị hết chứng hôi miệng hiệu quả.

Dứt điểm hôi miệng với lá húng chanh

Sử dụng lá húng chanh để súc miệng là một trong những mẹo vặt chữa hôi miệng phổ biến. Các bước súc miệng với lá húng chanh như sau:

Bước 1: Rửa sạch lá húng chanh và phơi khô.

Bước 2: Sắc nước lá húng chanh thật đặc.

Bước 3: Lấy phần nước đó ngậm và súc miệng liên tục trong trong 5 - 7 phút.

Bạn nên súc miệng với hỗn hợp này mỗi ngày để trị hôi miệng tận gốc. 

Cách hết hôi miệng triệt để bằng lá ổi theo dân gian

Lá ổi là một trong những loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay. Đồng thời, lá ổi còn chứa chất tanin có tác dụng làm trắng răng, làm sạch mảng bám kẽ răng. Bạn có thể sử dụng lá ổi để chữa hôi miệng bằng cách nấu lấy nước cốt lá ổi súc miệng hoặc nhai trực tiếp lá ổi mỗi ngày một lần.

 

Cách trị hôi miệng bằng lá ổi theo dân gian

Trị hôi miệng bằng trà xanh sau 1 đêm

Trà xanh có tính kháng khuẩn giúp trị hôi miệng tại nhà hiệu quả chỉ sau một đêm. Bạn có thể sử dụng nước trà xanh kết hợp cùng gừng hoặc vài giọt nước chanh để tăng khả năng ngăn ngừa mùi hôi miệng. Hoặc lấy một lá trà tươi, nhẹ nhàng chà xát lên vùng lưỡi bằng lá trà trong khoảng 1-2 phút.

 

Cách trị hôi miệng bằng trà xanh sau 1 đêm

Chữa hôi miệng bằng giấm táo

Giấm táo có tính axit nhẹ giúp cân bằng độ pH trong miệng từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Giấm táo còn có mùi thơm của táo có thể giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Để trị hôi miệng bằng giấm táo, bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước lọc và súc miệng sau khi đánh răng xong.

Lưu ý, giấm táo có nồng độ cao có thể gây tổn thương cho men răng và các mô mềm trong miệng. Vậy nên, hãy đảm bảo nước súc miệng bằng giấm táo có độ loãng vừa phải. Đồng thời, không nên dùng giấm táo thường xuyên để tránh ảnh hưởng không tốt đến men răng và khoang miệng.

 Giấm táo trị hôi miệng tận gốc

Đánh răng với tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được lấy từ cây tràm gió và có nhiều ứng dụng trong đông y. Bởi vì tính chất không nóng và không gây bỏng rát, tinh dầu tràm có thể được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm có khả năng diệt khuẩn đến 90% và loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả, mang lại một hương thơm dễ chịu.

Cách sử dụng tinh dầu tràm để chữa tận gốc chứng hôi miệng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha 2 - 4 giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng và đánh răng kỹ trong 2 - 5 phút. Hãy thực hiện việc này hàng ngày, hai lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ để có được hơi thở thơm tho.

 

Sử dụng dầu tràm trà để trị hôi miệng

Gặp nha sĩ để trị hôi miệng tận gốc từ bên trong

Đối với những trường hợp hôi miệng dai dẳng, không khỏi hay hôi miệng do các bệnh lý răng miệng, bạn cần đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị kịp thời. Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát để đánh giá sức khỏe răng miệng và xác định nguyên nhân gây ra hôi miệng. Dựa trên kết quả kiểm tra, nha sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị hôi miệng tận gốc từ bên trong, bao gồm vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, điều trị sâu răng hoặc các vấn đề về nha khoa khác.

>> Xem thêm: Thuốc trị hôi miệng hiệu quả tận gốc

Làm gì để phòng tránh bệnh hôi miệng?

Dưới đây là những cách ngăn ngừa hôi miệng bạn nên thực hiện hàng ngày:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Một trong những cách phòng tránh chứng hôi miệng đơn giản nhất là uống đủ nước mỗi ngày. Theo nghiên cứu của International Journal of Dental Hygiene, uống một cốc nước có thể làm sạch thức ăn thừa trong khoang miệng và loại bỏ 60% các chất gây hôi miệng. Lưu ý, không nên sử dụng nước trái cây hoặc soda vì chúng có thể làm miệng khô hơn dẫn đến hôi miệng.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Để chữa hôi miệng tận gốc và hiệu quả từ bên trong,  việc vệ sinh răng miệng đúng cách và đầy đủ là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi vệ sinh răng miệng:

    • Đánh răng 2 lần mỗi ngày và ít nhất 2 phút/lần: Hãy đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Bạn nên ưu tiên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride.

    • Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ mảng bám và làm sạch thức ăn thừa ở các kẽ răng giúp ngăn chặn vi khuẩn tích tụ. 

    • Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn, kháng khuẩn để giảm vi khuẩn trong miệng và đem lại hơi thở tươi mát. Bạn nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau các bữa ăn để làm sạch khoang miệng..

    • Vệ sinh lưỡi: Lưỡi là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và chất gây mùi hôi, do đó sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi sẽ giúp giảm hôi miệng.

    • Thay đổi bàn chải răng định kỳ: Bạn cần thay bàn chải đánh răng ít nhất ba tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị tưa, biến dạng. Bàn chải cũ và mòn sẽ không làm sạch răng hiệu quả và còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

    • Sử dụng sản phẩm kem đánh răng Colgate Maxfresh hương trà xanh có các tinh thể cực the mát cho hơi thở thơm mát dài lâu gấp 10X. Với các thành phần kháng khuẩn và khử mùi, bàn chải đánh răng Colgatenước súc miệng Colgate có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát suốt cả ngày.

  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng là cách phòng chứng hôi miệng đơn giản ngay tại nhà. Muối có khả năng kháng khuẩn tốt, sẽ giúp bạn làm sạch lưỡi, lấy đi các mảng bám và vi khuẩn trong miệng. Hơn nữa, nước muối có tính kiềm nhẹ, giúp tăng độ kiềm trong miệng. Súc miệng nước muối sẽ làm thay đổi môi trường pH trong miệng, giảm khả năng phát triển của vi khuẩn.

  • Hạn chế ăn thực phẩm nặng mùi: Một số thức ăn gây hôi miệng như tỏi, hành lá, sầu riêng,... có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu sau khi ăn. Do đó, hạn chế thực phẩm có mùi trong chế độ ăn sẽ giúp bạn giảm mùi hôi miệng, tăng sự tự tin khi giao tiếp.

Câu hỏi thường gặp khi điều trị chứng hôi miệng

Ăn gì để nhanh hết hôi miệng?

Những thực phẩm trị hôi miệng bạn có thể tham khảo là:

  • Trái cây có múi, giàu vitamin C như táo, lê, bưởi, cam, quýt,...

  • Gừng.

  • Sữa chua.

  • Lá húng quế.

  • Sô cô la đen.

  • Rau xanh giàu chất xơ…

Loại thuốc nào trị hôi miệng tận gốc?

Nếu chứng hôi miệng của bạn không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trị hôi miệng tận gốc sau đây:

  • Thuốc trị hôi miệng Detoxic.

  • Thuốc trị hôi miệng Deetox Nano.

  • Thuốc Bactefort.

  • Thuốc Propolinse.

  • Thuốc Nuskin AP24.

Trên đây là những cách trị hôi miệng tận gốc và biện pháp phòng ngừa hôi miệng có thể thực hiện hàng ngày. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ hôi miệng mà mỗi người có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Để chữa hết hôi miệng hiệu quả triệt để từ bên trong bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, uống đủ nước và tập luyện thể thao để duy trì sức khỏe tốt nhất.