cách giảm ê buốt khi tẩy trắng răng  - colgate

Hướng dẫn giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng từ A - Z

Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Tẩy trắng răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng ố vàng, mang đến cho bạn nụ cười tự tin, tỏa sáng. Tuy nhiên, một số người lại gặp phải tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng, gây khó chịu trong sinh hoạt và ăn uống. Hãy cùng Colgate tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm tình trạng tẩy trắng răng ê buốt qua bài viết dưới đây.

Tẩy trắng răng là gì?

Tẩy trắng răng là quá trình sử dụng các loại thuốc tẩy chứa các hoạt chất như Carbamide Peroxide hoặc Hydrogen Peroxide, kết hợp với đèn tẩy trắng răng tạo thành phản ứng oxi hoá khử, làm tách rời các mảng bám có màu trên men răng, ngà răng, giúp răng trở nên sạch và trắng sáng hơn.

Khi thực hiện quy trình tẩy trắng răng, kết quả về màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Mặc dù không màu răng chưa trắng tuyệt đối, nhưng thường sẽ có sự cải thiện đáng kể từ 1 đến 2 tông màu so với răng trước khi tẩy trắng.

Ngoài ra, tẩy trắng răng còn giúp loại bỏ tình trạng hôi miệng do các mảng bám ố vàng gây ra, giúp bạn có được nụ cười tự tin, tỏa sáng cùng hơi thở thơm mát hơn.

Tẩy trắng răng giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin

Xem thêm:

Nguyên nhân sau khi tẩy trắng răng bị ê buốt

Răng bị ê buốt là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện quá trình tẩy trắng. Mặc dù tẩy trắng răng chỉ tác động vào bề mặt ngoài của men răng và không gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong, nhưng vẫn có thể gây ra cảm giác ê buốt do các hoạt chất trong thuốc tẩy trắng có nồng độ cao.

Thông thường, các cơn ê buốt răng sẽ biến mất sau khoảng vài giờ kể từ khi thực hiện quá trình tẩy trắng. Nếu tình trạng ê buốt răng vẫn kéo dài thì có thể do các nguyên nhân sau đây:

Do nền răng yếu

Thuốc tẩy trắng chứa các hoạt chất có tác dụng làm trắng răng bằng cách đánh bật các phân tử làm thay đổi màu răng, giúp răng trắng sáng. Dưới tác động của các thành phần này, men răng có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng, gây ra cảm giác ê buốt, đặc biệt là đối với những người có nền răng yếu.

Ngoài ra, các bệnh lý về răng như viêm nướu, viêm lợi, sưng chân răng, sâu răng,... cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng. Việc điều trị và khắc phục các vấn đề này trước khi thực hiện quy trình tẩy trắng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của răng và nướu.

Kỹ thuật tẩy trắng chưa tốt

Kỹ thuật của nha sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tẩy trắng răng. Nếu sử dụng lực quá mạnh hoặc làm thuốc dính vào nướu sẽ khiến răng bị xót, ê buốt, khó chịu. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn nha sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao để giảm thiểu các tác động không mong muốn lên men răng.

Xem thêm:

Nồng độ thuốc tẩy cao, cơ sở không đảm bảo an toàn

Điều quan trọng nhất khi thực hiện quy trình tẩy trắng răng là lựa chọn một cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên môn và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Các cơ sở không chính thống hoặc hoạt động chui có thể sử dụng các chất tẩy trắng răng có nồng độ cao và không đảm bảo chất lượng, gây ê buốt răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn. 

Nồng độ thuốc tẩy cao có thể khiến răng ê buốt

Cách giảm ê buốt răng khi tẩy trắng 

Trước khi tẩy trắng

Trước khi tiến hành quá trình tẩy trắng răng, việc tăng cường bảo vệ sức khỏe răng miệng là điều cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao bị ê buốt răng. Bạn có thể chuyển sang sử dụng kem đánh răng chống ê buốt dành cho răng nhạy cảm ít nhất một tuần trước khi bắt đầu quá trình điều trị. Mặc dù điều này không loại trừ hoàn toàn cảm giác ê buốt, nhưng có thể giảm bớt sự khó chịu sau khi tẩy trắng răng.

Sau khi tẩy trắng

  • Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ: Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc bôi gel và thuốc uống được bán tại các nhà thuốc nhằm hỗ trợ giảm cảm giác ê buốt của răng sau quá trình tẩy trắng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn từ nha sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

  • Ghi lại thời lượng mỗi lần làm trắng răng: Việc này giúp bạn có thể theo dõi tình trạng răng của mình, nếu răng trở nên nhạy cảm thì có thể thay đổi cách điều trị. Thời gian làm trắng răng lý tưởng là 90 phút, nhưng có thể điều chỉnh để phù hợp với người dễ bị ê buốt răng.

  • Tránh ngủ khi đang sử dụng bộ kit làm trắng răng: Ngủ khi đang dùng bộ kit làm trắng răng có thể khiến bạn bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo, gây ra tình trạng ê buốt. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ gel trắng răng cho mỗi răng để tránh gel bị đẩy lên nướu.

  • Đánh răng đúng cách: Hãy chọn bàn chải đánh răng lông mềm và chải răng theo chiều dọc, nhẹ nhàng và cẩn thận để vừa làm sạch vừa không gây tổn thương răng.

  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Súc miệng bằng nước muối sinh lý, mật ong hoặc trà xanh có thể giúp làm sạch răng và giảm cảm giác ê buốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi, cắt thành lát mỏng và chà nhẹ lên răng từ 2-3 phút, sau đó súc miệng lại với nước, cơn ê buốt răng sẽ giảm đi nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể chọn phương pháp điều trị tẩy trắng răng nhẹ nhàng hơn nếu răng của bạn nhạy cảm, dễ bị ê buốt như sử dụng kem đánh răng Colgate Optic White,...

tẩy trắng răng bằng kem đánh răng Colgate Optic White để tránh ê buốt

Xem thêm: Cách chọn nước súc miệng chống ê buốt răng

Lưu ý sau khi tẩy trắng răng

Sau khi thực hiện quá trình tẩy trắng răng, để tránh tình trạng răng bị ê buốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế các loại thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, thực phẩm có tính axit như chanh, nước ngọt có gas,... cần được tránh để ngăn ngừa tình trạng mòn men răng và hư tổn bề mặt răng, gây ra vấn đề răng nhạy cảm và ê buốt.

  • Chọn lựa các cơ sở nha khoa uy tín, nơi bác sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm để đảm bảo quá trình tẩy trắng răng được an toàn, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tình trạng răng bị ê buốt sau khi điều trị. 

Xem thêm: Vì sao răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh?

Câu hỏi thường gặp

Tẩy trắng răng có bị vàng lại không?

Tẩy trắng răng có tác dụng làm trắng bề mặt và men răng bên ngoài, nhưng không tác động đến lớp ngà răng bên trong. Do đó, nếu răng bị ố vàng do các yếu tố bên trong như nhiễm tetracycline, fluor,... thì răng có thể bị vàng lại sau một thời gian thực hiện tẩy trắng.

Tẩy trắng răng bị bỏng nướu phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng tẩy trắng răng bị bỏng nướu, bạn nên ngưng ngay quá trình tẩy trắng, sau đó súc miệng bằng nước muối ấm, làm sạch các hoạt chất tẩy trắng còn sót trên răng và bôi vitamin E lên vùng nướu để làm dịu các vết bỏng. Cuối cùng, hãy đến gặp bác sĩ nếu vết bỏng nướu trở nên nghiêm trọng để được chăm sóc và điều trị kịp thời. 

Triệu chứng của răng nhạy cảm là gì?

Triệu chứng của răng nhạy cảm là thường đau nhói khi đánh răng, ăn uống. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm của răng sau khi tẩy trắng ở mỗi người có thể khác nhau. Việc trao đổi với nha sĩ về các triệu chứng sau khi tẩy trắng răng là cách tốt nhất để hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn và nhận được sự hỗ trợ cần thiết. 

Tẩy trắng răng bị ê buốt bao lâu?

Sau khi tẩy trắng tại nha khoa, bạn có thể cảm thấy răng hơi ê buốt, nhưng điều này thường chỉ kéo dài trong vòng 48 giờ và sau đó sẽ hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, nếu cảm giác ê buốt vẫn tiếp tục kéo dài trong một khoảng thời gian, có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã tẩy trắng tại một cơ sở nha khoa không uy tín.

Tẩy trắng răng là phương pháp hiệu quả giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng rạng rỡ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tẩy trắng răng ê buốt, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho chính mình.