Nguyên nhân sâu răng trẻ em và cách ngăn ngừa
Badge field

Nguyên nhân gây sâu răng trẻ em - Cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

*Bài viết đã được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Theo thống kê của Bộ Y Tế, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6 - 8 tuổi bị sâu răng sữa. Sâu răng trẻ em nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng bé bị sâu răng, cùng Colgate tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là một bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Em bé sâu răng do ngậm bình sữa khi ngủ, đường trong sữa sẽ bám quanh răng và gây sâu răng.

  • Cho trẻ ngậm ti bú mẹ trong thời gian dài hoặc để trẻ ngủ quên trong khi đang bú.

  • Em bé bị sâu răng khi ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.

  • Bé bị sâu răng nếu không có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách.

  • Trẻ em có men răng kém khoáng hóa (men răng thiếu sản) nên sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến sâu răng.

  • Nếu cha mẹ bị sâu răng thì nguy cơ bé bị sâu răng sẽ cao hơn do di truyền men răng yếu.

Bé bị sâu răng do bú bình

Những dấu hiệu khi bé bị sâu răng thường gặp

Trẻ bị sâu răng ở giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng rõ ràng. Bố mẹ có thể nhận biết liệu con mình có đang bị sâu răng hay không thông qua các biểu hiện sau:

  • Răng của trẻ bị ê buốt hoặc đau khi ăn uống, đánh răng.

  • Trẻ bị đau răng nhưng không có lý do.

  • Răng bị nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.

  • Hơi thở có mùi hôi trong thời gian dài.

  • Răng trẻ xuất hiện các đốm màu trắng ngà hoặc chấm đen có thể quan sát bằng mắt thường

Dù gặp bất kỳ dấu hiệu bé bị sâu răng nào ở trên thì các ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: 

sâu răng ở trẻ em khiến răng có đốm đen

Sâu răng trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng nào

Nếu để tình trạng em bé bị sâu răng kéo dài mà không điều trị thì có thể sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như:

  • Sâu răng trẻ em có thể làm tổn thương đến tủy răng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây viêm tủy và dẫn đến hoại tử, áp xe răng,...

  • Gãy răng, răng mọc lệch, không đều.

  • Gặp vấn đề về tai, giọng nói và hình dáng khuôn mặt.

  • Khiến trẻ tự ti về ngoại hình khi bé bị sâu răng.

  • Trẻ bị sâu răng sữa, nếu không có biện pháp điều trị đúng và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé.

sâu răng ở trẻ em khiến gãy răng

Cách chữa sâu răng trẻ em an toàn, hiệu quả

Khi răng trẻ mới bắt đầu chớm sâu, ba mẹ nên sớm đưa trẻ đi trám răng để tránh lây nhiễm cho các răng khác và bảo vệ tủy răng của bé, giúp tránh tình trạng ê buốt răng khi ăn uống.

Để chữa trị sâu răng trẻ em, ba mẹ có thể sử dụng gel fluoride hoặc quét lớp thuốc lên răng của bé để phủ kín chỗ bị sâu. Trong trường hợp sâu răng nặng và cần làm sạch hết các mảng răng, cần đến nha sĩ để tiến hành khử trùng, sát khuẩn và trám răng bị sâu hoặc tiến hành nhổ răng, thay tủy răng.

chữa sâu răng cho bé

Mẹo điều trị sâu răng đơn giản ngay tại nhà, tiết kiệm chi phí

Nếu chưa kịp đến nha khoa để thăm khám, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm tình trạng đau nhức và ngăn răng sâu lan sang các răng khác:

  • Sử dụng hỗn hợp tỏi và húng quế giã nát, sau đó đắp lên chân răng bị sâu của bé. Hoặc vắt lấy nước cốt của hỗn hợp và dùng tăm bông để thấm lên răng bị sâu.

  • Nấu lá bạc hà khô với nước sôi, dùng dung dịch này làm nước súc miệng hàng ngày cho bé, Lá bạc hà có tác dụng giúp hơi thở thơm tho, diệt khuẩn, giảm đau răng.

  • Giã nát lá ổi non với muối tinh, sau đó thấm nước cốt lên răng bị sâu giúp kháng khuẩn, giảm đau răng hiệu quả.

    >>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho trẻ em

Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ ở độ tuổi này thường có thói quen ngậm bình sữa khi ngủ khiến bé bị sâu răng. Cha mẹ có thể tập thói quen cho bé đi ngủ mà không cần bình sữa bằng các mẹo dưới đây:

  • Hãy để bé mang theo một vật khiến trẻ thoải mái khi ngủ lên giường, ví dụ như: gấu bông, búp bê hoặc đồ chơi yêu thích.

  • Hát hoặc bật những bài nhạc nhẹ nhàng, thư giãn.

  • Xoa lưng trẻ để giúp bé thư giãn và ru trẻ vào giấc ngủ.

  • Đọc hoặc kể cho trẻ một câu chuyện trước khi đi ngủ.

  • Nếu trẻ phải ôm bình sữa mới có thể ngủ được, hãy đổ đầy nước vào bình sữa để tránh em bé sâu răng.

  • Đừng để trẻ cầm bình sữa đi ngủ mà không có sự giám sát của cha mẹ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên làm sạch nướu cho trẻ từ giai đoạn này bằng cách sử dụng miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý vệ sinh toàn bộ bề mặt nướu của trẻ 1 ngày/lần.

Ngăn ngừa sâu răng khi trẻ bắt đầu mọc răng và trẻ trên 1 tuổi

  • Bắt đầu dạy trẻ sử dụng cốc khi trẻ đạt 6-12 tháng tuổi. Cho trẻ sử dụng ly tập uống nước trước một tuổi để hạn chế tình trạng bé bị sâu răng.
  • Nếu bé đã mọc răng sữa, ba mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng: chải răng đúng cách 2 lần/ngày, ít nhất 2 phút/lần.

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với bé, có thể thoải mái chải sạch được tất cả bề mặt của răng.

  • Sử dụng kem đánh răng Colgate có chứa fluoride giúp răng trẻ chắc khỏe và phòng ngừa sâu răng.

  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để giúp loại bỏ các mảng bám ở những kẽ răng, giúp ngăn ngừa sâu răng trẻ em. Trẻ em dưới 8 tuổi cần sử dụng tăm nước dưới sự giám sát của người lớn.

  • Tập cho trẻ thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.

  • Tránh cho trẻ ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.

  • Bổ sung cho bé những loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe răng miệng như trái cây, rau củ.

  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất thường về răng miệng.

Ngăn ngừa em bé bị sâu răng

 

Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn đọc. Hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ của con trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bậc cha mẹ. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ bị sâu răng, cha mẹ cần có biện pháp điều trị và ngăn ngừa kịp thời để không bị ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình phát triển răng về sau của trẻ