Badge field

Nguyên Nhân Bé Bị Sâu Răng & Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Published date field

Sâu răng không phải là vấn đề chỉ ảnh hưởng đến người trưởng thành. Sâu răng ở trẻ mới biết đi là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ vì 42 phần trăm trẻ em từ 2 đến 11 tuổi bị sâu răng sữa, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nha khoa, Sọ não và Mặt (National Institute of Dental and Craniofacial Research). Gần 28 phần trăm trẻ em từ 2 đến 5 tuổi bị sâu ít nhất một răng. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm về nguyên nhân gây sâu răng, cách phòng ngừa và cách điều trị.

Nguyên Nhân Gây Sâu Răng ở Trẻ Mới Biết Đi

Sâu răng xảy ra ở trẻ nhỏ khi vi khuẩn trong miệng bắt đầu ăn mòn ở răng sữa. Sâu răng còn được gọi là quá trình hủy khoáng. Chăm sóc răng miệng không đầy đủ và không chải răng đủ cho trẻ có thể là nguyên nhân gây sâu răng.

Theo Học viện Nha khoa Nhi Hoa Kỳ (AAPD), nguyên nhân phổ biến của bệnh sâu răng ở trẻ mới biết đi là ngậm bình sữa khi ngủ. Tình trạng còn được biết đến là sâu răng do bú bình. Sữa hoặc nước trái cây có thể còn sót lại trong miệng của trẻ suốt đêm và tạo ra một nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn

Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Cho trẻ ngậm kẹo trong thời gian dài hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa đường cũng có thể gây sâu răng.

Cách Phòng Ngừa Sâu Răng ở Trẻ Mới Biết Đi

Để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ mới biết đi, bạn không nên cho trẻ ngậm bình hoặc cốc tập uống có chứa sữa hoặc nước trái cây khi đi ngủ. Nếu bạn cho trẻ uống nước gì đó trước khi đi ngủ hoặc để giúp trẻ dễ ngủ hơn, hãy chọn nước lọc. AAPD khuyến nghị trẻ em nên uống sữa hoặc đồ uống có đường một cách nhanh chóng thay vì nhấm nháp những đồ uống này từ từ. Phương thức uống này làm giảm thời gian răng tiếp xúc với đường mà có thể gây sâu răng từ đồ uống trong bình hoặc cốc tập uống.

Hãy chắc chắn rằng bạn chải răng và sử dụng chỉ nha khoa cho trẻ hàng ngày, và chắc chắn rằng tránh các thực phẩm có đường. Thực phẩm có nhiều axit, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, sẽ làm suy yếu men răng và khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn. Trẻ nên đi khám răng lần đầu tiên trước ngày sinh nhật đầu tiên, theo AADP.

Bạn nên chải răng cho trẻ mới biết đi bằng bàn chải lông mềm ít nhất hai lần mỗi ngày và sau khi trẻ ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride cho đến khi trẻ được ít nhất 2 tuổi hoặc khi trẻ có thể nhổ kem đánh răng có chứa chất fluoride ra khỏi miệng và không nuốt kem đánh răng. Khi trẻ đến tuổi này, hãy cho trẻ thử một loại kem đánh răng thân thiện với trẻ em, chẳng hạn như kem đánh răng Colgate® Dora the Explorer- Kem Đánh Răng Ngừa Sâu Răng Có Chứa Chất Flouride. Để chải răng đúng cách, bạn hoặc trẻ nên giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ và chải nhẹ nhàng trên toàn bộ bề mặt của răng và dọc theo đường nướu. Mỗi lần chải răng nên kéo dài ít nhất 2 phút.

Điều Trị Sâu Răng ở Trẻ Mới Biết Đi

Khi trẻ bị sâu răng, thì trẻ cần phải được điều trị nha khoa, theo AAPD. Chất trám răng có thể được sử dụng để điều trị các lỗ sâu răng nhỏ, và có thể phải sử dụng mão răng để khắc phục tổn thương răng nặng hơn. Các biện pháp này sẽ ngăn vi khuẩn lây lan. Một chiếc răng bị sâu quá nặng có thể phải được nhổ vì vi khuẩn có thể khiến răng vĩnh viễn hoặc răng trưởng thành phát triển bất thường. Tình trạng răng trưởng thành những lỗ li ti hoặc xỉn màu có thể xảy ra nếu răng sữa bị sâu quá nghiêm trọng.

Là bậc cha mẹ, bạn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của răng sữa, cũng như răng vĩnh viễn của trẻ, và bạn cũng là người đặt nền móng cho thói quen vệ sinh răng miệng của trẻ cho đến hết cuộc đời. Điều này có nghĩa là bạn nên tạo lập thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ sớm để trẻ có thể sở hữu một hàm răng vĩnh viễn chắc khỏe.

Cho dù, đến một thời điểm nhất định, trẻ sẽ phải thay răng sữa, nhưng không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc chăm sóc răng miệng của trẻ. Những thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ phòng ngừa sâu răng ở răng sữa, và những thói quen mà trẻ học được ở giai đoạn này sẽ gắn bó với trẻ suốt cuộc đời.