Răng sữa là gì
Badge field

Răng sữa là gì? Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Published date field

 

Khoảnh khắc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt đối với trẻ và các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ sốt ruột khi con mình mọc răng chậm hoặc sớm hơn các bạn đồng trang lứa. Hãy cùng Colgate tìm hiểu khi nào trẻ mọc răng, thứ tự mọc răng sữa của bé và những lưu ý cha mẹ cần quan tâm khi chăm sóc răng miệng cho trẻ để xua tan nỗi lo lắng nhé!

Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng ở trẻ

Răng sữa thường mọc theo một thứ tự nhất định, bạn có thể tham khảo trên biểu đồ mọc răng của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA). Hầu hết răng sữa sẽ chưa xuất hiện khi các bé được sinh ra, nhưng thân răng đã được hình thành đầy đủ nằm bên trong nướu và sẵn sàng mọc khi đến thời điểm thích hợp.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ như sau:

  • Từ 6 đến 10 tháng tuổi: Những chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới sẽ nhú ra khỏi nướu.

  • Từ 8 đến 12 tháng tuổi: Bé mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên.

  • Từ 9 đến 13 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa ở bên trái và bên phải (răng nằm ngay bên cạnh răng cửa ở giữa của hàm trên và hàm dưới). Như vậy, lúc này, bé sẽ có khoảng 4 chiếc răng cửa ở hàm trên. 

  • Từ 10-16 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới. 

  • Từ 13 đến 19 tháng tuổi: Tiếp theo là những chiếc răng hàm đầu tiên.  

  • Từ 16 đến 22 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên.

  • Từ 17 đến 23 tháng tuổi: 2 chiếc răng nanh hàm dưới sẽ mọc.

  • Từ 23 đến 31 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng hàm tiếp theo.

  • Từ 25 đến 33 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.

 

Colgate blog - 1

Lịch mọc răng của trẻ kéo dài khoảng 2 năm, khi lên 3 tuổi, hầu hết trẻ em đều có đủ răng sữa. Trẻ nhỏ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa và sẽ được thay thế thành 32 chiếc răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành. Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Cha mẹ nên để ý các dấu hiệu trẻ mọc răng để chăm sóc và theo dõi tốt hơn. Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng như sau:

  • Trẻ cáu gắt, quấy khóc, khó chịu, dễ bị kích động.

  • Tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.

  • Sốt nhẹ: các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C. Nếu trẻ bị sốt mọc răng, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Trẻ biếng ăn, ăn uống kém, sụt cân.

  • Chảy nhiều nước dãi, nướu sưng đỏ: Khi trẻ mọc răng, nướu sẽ sưng đỏ và dây thần kinh số 5 bị kích thích khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn.

  • Cằm nổi mẫn đỏ: Khi nước dãi tiếp xúc với da mặt và cằm sẽ dẫn tới tình trạng nổi mẩn. Chính vì thế, cha mẹ cần chăm sóc da cho trẻ cẩn thận hơn trong giai đoạn này.

  • Thường xuyên cắn đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay: Khi răng nhú lên khỏi nướu, trẻ thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng muốn gặm nhấm các đồ vật xung quanh. Đây là một hiện tượng bình thường và mẹ không cần lo lắng nhiều.

Những dấu hiệu trẻ mọc răng này thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng mọc và sẽ tự hết sau 3 - 7 ngày.

Trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt nhẹ, cáu gắt, quấy khóc

Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn?

Răng sữa hay còn được gọi là răng trẻ em, răng nguyên thủy và răng tạm thời. Răng sữa có men răng mỏng nên nhỏ hơn và trắng hơn nhiều so với răng vĩnh viễn. So với răng vĩnh viễn, chân răng sữa ngắn hơn và mỏng hơn, khiến chúng dễ rụng hơn. Hơn nữa, răng sữa không có các bờ răng cưa như răng vĩnh viễn.

Răng sữa quan trọng như thế nào?

Mặc dù răng sữa sẽ rụng, nhưng sự hiện diện tạm thời của răng sữa có tác dụng lâu dài đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng sữa giúp trẻ nói năng lưu loát và nhai thức ăn tốt hơn. Một chức năng quan trọng khác của răng sữa là giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí đó. 

Mất răng sữa trước khi răng đến thời điểm rụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Răng sữa bị rụng dẫn đến thu hẹp không gian sẵn có cho răng vĩnh viễn, khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai vị trí hoặc mọc lệch.

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ

Cho trẻ gặm đồ chơi ngậm nướu giúp trẻ giảm đau nướu

Trẻ không thể tự chăm sóc răng miệng của mình, do đó trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mọc răng:

  • Vệ sinh nướu, khoang miệng: Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên các bậc cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé trước khi chiếc răng đầu tiên mọc bằng cách lau sạch nướu bằng khăn ướt, miếng rơ lưỡi hoặc gạc vải. Thời điểm thích hợp là khi trẻ vừa thức dậy, sau khi trẻ ăn hoặc trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng đồ chơi mát lạnh: Cho trẻ cắn hoặc nhai những đồ chơi được làm lạnh trước đó trong tủ lạnh để giảm đau và sưng nướu.

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, mát: Mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như nước cháo, sữa chua hoặc các loại trái cây mềm như chuối để giảm cảm giác đau và khó chịu khi nhai. Tránh cho trẻ ăn những món ăn cứng để hạn chế nguy cơ tổn thương nướu và khiến trẻ bị đau khi ăn.

  • Hạn chế để trẻ ngủ quên khi bú sữa: Không nên cho trẻ ngậm ti giả đã được nhúng chất ngọt hoặc để trẻ ngủ quên trong khi đang ti bình có chứa sữa, sữa công thức, nước trái cây hoặc đồ uống có chất tạo ngọt.

  • Cho trẻ chơi đồ chơi gặm nướu: Đồ chơi nhai và cắn có thể giúp trẻ giảm đau và sưng nướu. Mẹ hãy đảm bảo chọn cho trẻ những đồ chơi an toàn và dễ dàng làm sạch để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Cha mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Bằng cách chăm sóc và theo dõi kỹ càng, cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn mọc răng một cách thoải mái hơn và giảm bớt những cảm giác khó chịu và đau đớn mà trẻ có thể gặp phải.

  • Tập cho trẻ tự chải răng: Khi trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho con dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý, chọn những loại bàn chải nhỏ, có lông mềm và mua kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Để khuyến khích con đánh răng, mẹ có thể mở các bài hát để trẻ vui vẻ đánh răng mỗi ngày. Khoảng 3 tháng, mẹ nên thay bàn chải cho con 1 lần.

Mọc răng sữa là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên cho trẻ cơ hội để khám phá và xây dựng những thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sữa khỏe mạnh sẽ tạo tiền đề cho răng vĩnh viễn phát triển khỏe mạnh. Hãy dạy con bạn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng, và các bé sẽ có tương lai tươi sáng từ một hàm răng chắc khỏe trong suốt cuộc đời.