Đôi khi, nha sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên gặp một bác sĩ chuyên khoa nha chu, một chuyên gia nha khoa điều trị bệnh viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào mô nướu gây viêm, tấy đỏ, sưng và tiêu xương xung quanh răng. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng 80 phần trăm người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc một hoặc một số dạng bệnh viêm nha chu. (1)
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Viêm Nha Chu Là Gì?
Bệnh viêm nha chu hình thành do vi khuẩn có trong miệng bám vào bề mặt răng. Vi khuẩn tích tụ và sinh sôi, tạo thành một màng sinh học gọi là mảng bám. Nếu mảng bám này không được loại bỏ, các mô nướu bên cạnh có thể bị viêm, dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm nướu, một dạng ban đầu của bệnh nha chu. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày và chải răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng chống vi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm nướu. Mảng bám và mảnh vụn thức ăn có thể được loại bỏ bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách và do đó bạn cần làm sạch bề mặt của răng và loại bỏ mảng bám vi khuẩn ở đường viền nướu của răng. [Cần nói rõ từ phần này rằng viêm nướu là một dạng bệnh nha chu ban đầu, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm nha chu, một dạng bệnh nha chu nghiêm trọng]
Tuy nhiên, nếu mảng bám và mảnh vụn thức ăn không được loại bỏ và các thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách không được duy trì, thì tình trạng viêm nướu sẽ trở nên nặng hơn và mô nướu có thể bị viêm nhiều hơn, hiện tượng chảy máu có thể xảy ra, vùng giữa răng và mô nướu có thể bị tụt, lún và tạo thành túi nha chu, từ đó bệnh viêm nha chu có thể phát triển
Túi nha chu phát triển khi vi khuẩn mảng bám từ màng sinh học tiếp tục tích tụ và di chuyển xuống phía dưới đường viền nướu. Tại thời điểm này, các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà sẽ không còn hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám. Nếu không được nha sĩ hoặc chuyên viên vệ sinh răng miệng điều trị, màng sinh học sẽ tiếp tục lan ra bên dưới đường viền nướu và gây viêm nhiễm túi nha chu. Vi khuẩn trong mảng bám tạo ra các sản phẩm phụ khiến các mô mềm và cứng lân cận bị thoái hóa, đồng thời tạo thành một túi nha chu sâu hơn. Đây là loại bệnh viêm nha chu có thể tiến triển thành các bệnh lý nặng hơn, có thể ảnh hưởng đến chân răng và chúng cũng có thể bị nhiễm trùng. Răng có thể bị lung lay hoặc khó chịu và bệnh nhân có thể sẽ phải phẫu thuật nướu. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp điều trị ban đầu để xử lý túi nha chu vị viêm nhiễm thông qua phương pháp cạo cao răng và bào láng chân răng. Chuyên viên vệ sinh răng miệng sẽ sử dụng một thiết bị cạo cao răng bằng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám, cao răng và mảnh vụn thức ăn bên dưới đường viền nướu và sẽ cạo cao răng trên bề mặt răng và chân răng bằng dụng cụ cạo cao răng bằng tay để làm cho bề mặt răng nhẵn và loại bỏ viêm nhiễm. Cạo cao răng và bào láng chân răng có thể hoàn thành sau hai đến bốn buổi khám răng, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bệnh nhân có thể mắc phải. Các quy trình vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng sẽ được khuyên dùng để giúp bệnh nhân cải thiện kỹ thuật vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà.
Các Loại Phẫu Thuật Nướu

Phẫu Thuật Vạt Nướu: Trước / Sau
1. Phẫu Thuật Vạt nướu – Nếu các túi nha chu có độ sâu lớn hơn 5 mm, bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ tiến hành thủ thuật này để loại bỏ các túi nha chu đã được ghi nhận trong biểu đồ theo dõi bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm nha chu từ trung bình đến nặng sẽ đều phải thực hiện thủ thuật này. Bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ cắt mô nướu để tách mô nướu ra khỏi răng, tiến hành cạo sạch sâu bằng thiết bị cạo cao răng bằng sóng siêu âm cũng như các dụng cụ cạo cao răng cầm tay để loại bỏ cao răng, mảng bám và màng sinh học bên dưới túi răng.

Phẫu Thuật Cắt Nướu: Trước / Sau
2. Phẫu thuật cắt nướu– Thủ thuật này được tiến hành để loại bỏ mô nướu thừa trên răng mà có thể phát triển quá mức để giúp tạo nên một khu vực thuận tiện hơn cho việc vệ sinh răng miệng. Bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ gây tê mô nướu của bệnh nhân, sau đó cắt và loại bỏ mô nướu thừa trong miệng.

Phẫu Thuật Tạo Hình Nướu: Trước / Sau
3. Phẫu thuật tạo hình nướu – Đây là loại phẫu thuật nướu được sử dụng để định hình lại mô nướu khỏe mạnh xung quanh răng để nướu có diện mạo đẹp hơn. Nếu một người bị tụt nướu, trường hợp mà nướu bị đẩy ra khỏi răng, phẫu thuật tạo hình nướu có thể được thực hiện để khắc phục tình trạng này. Thủ thuật ghép nướu có thể được thực hiện khi mô được lấy từ vòm miệng (trường hợp này được gọi là mô ghép) và sau đó được khâu vào vị trí của hai bên răng bị tụt nướu.
Sau khi phẫu thuật nướu, điều quan trọng là bác sĩ chuyên khoa nha chu hoặc chuyên viên vệ sinh răng miệng thông báo cho bạn về phương pháp vệ sinh răng và mô nướu bằng bàn chải và kem đánh răng có chứa chất fluoride kháng khuẩn, chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn. Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia nha chu hoặc nha sĩ của bạn để biết thêm thông tin về cách chăm sóc mô nướu và răng của bạn sau khi phẫu thuật nướu.
© 2010 Công ty Colgate-Palmolive
15/11/2010