3. Súc miệng với giấm táo để loại bỏ sỏi amidan
Súc miệng với giấm táo đã được hòa tan với tỷ lệ chuẩn (1 thìa giấm táo: 300ml nước ấm) và súc miệng 3 lần/ngày sẽ giúp loại bỏ dần dần sỏi amidan. Giấm táo chứa hàm lượng lớn axit axetic có khả năng làm teo sỏi amidan. Hơn nữa, giấm táo còn giúp sát trùng, giảm viêm sưng và hôi miệng do sỏi.
4. Súc miệng bằng nước muối
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể khiến các chất cặn bã không thể tiếp tục kết sỏi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, nước muối cũng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm, đau họng, nhiễm khuẩn.
5. Uống đủ nước và tạo chế độ ăn lành mạnh
Uống đủ nước hàng ngày để làm sỏi amidan nhỏ lại và tránh sự tích tụ hình thành sỏi trong amidan. Ngoài ra, bạn cần ăn, uống các thực phẩm giàu vitamin C để giúp loại bỏ tình trạng kết sỏi amidan.
6. Sử dụng bàn chải đánh răng
Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ mà còn giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi amidan. Vì vậy, việc duy trì thói quen đánh răng sau khi ăn là điều rất tốt.
Ngoài ra, một số người sử dụng mặt sau của bàn chải để lấy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, việc làm trên không được khuyến khích. Bởi vì tác động này có thể gây trầy xước, chảy máu thậm chí là nhiễm trùng. Do đó, bạn không nên tự ý đưa bất kỳ vật cứng, sắt nhọn kể cả ngón tay vào họng.
Ở giai đoạn đầu, khi sỏi mới bắt đầu xuất hiện, bạn có thể ho hoặc khạc mạnh để loại bỏ sỏi ra ngoài. Nhưng nếu viên sỏi quá to, gây sưng, khó nuốt… bạn cần thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế. Do đó, các cách lấy hạt trắng trong họng trên chỉ áp dụng trong trường hợp amidan có kích thước nhỏ và số lượng ít.