Đánh răng nhiều có tốt không? Một ngày nên đánh mấy lần?
Badge field

Đánh răng nhiều có tốt không? Một ngày nên đánh mấy lần?

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Đánh răng nhiều lần không đồng nghĩa với việc làm sạch răng tốt hơn. Nhiều người có thói quen đánh răng nhiều lần trong ngày với suy nghĩ rằng điều này sẽ giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Vậy một ngày nên đánh răng mấy lần? Đánh răng nhiều có tốt không? Hãy cùng Colgate tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Đánh răng nhiều lần trong ngày có tốt không?

Răng miệng là bộ phần tiếp xúc thường xuyên với thức ăn, do đó cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày. Việc đánh răng đã trở thành thói quen với nhiều người ngay từ khi còn nhỏ, tuy nhiên duy trì tần suất đánh răng nhiều lần trong ngày có tốt không vẫn là điều mà không ít người băn khoăn.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn trong miệng cần mất đến 12 giờ để phát triển và gây hại cho răng. Do đó, việc đánh răng quá nhiều lần trong ngày là không cần thiết. Hơn nữa, thói quen này còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến răng miệng của bạn. 

Chải răng thường xuyên có thể khiến men răng bị bào mòn, làm lộ chân răng và tổn thương vùng nướu. Theo thời gian, bạn sẽ dễ gặp phải các tình trạng như: ê buốt răng, chảy máu chân răng, viêm lợi,... Do đó, hãy duy trì tần suất đánh răng phù hợp, bên cạnh đó nên sử dụng thêm nước súc miệngchỉ nha khoa để làm sạch răng miệng một cách tối ưu. 

 

Đánh răng nhiều lần không tốt cho sức khỏe răng miệng

Một ngày nên đánh mấy lần là tốt nhất?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, mỗi ngày không nên đánh răng quá 3 lần. Số lần đánh răng nên dao động từ 2 - 3 lần, tập trung vào các thời điểm là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 

  • Buổi sáng khi thức dậy: Trong quá trình ngủ, việc sản sinh nước bọt sẽ chậm lại, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển. Đánh răng vào thời điểm này vừa giúp đẩy lùi vi khuẩn gây hôi miệng, vừa phủ một lớp bảo vệ lên răng để chống lại acid gây hại từ thực phẩm trong các bữa ăn. 

  • Buổi tối trước khi đi ngủ: Đây được xem là thời điểm quan trọng để vệ sinh răng miệng sau một ngày dài. Nếu không đánh răng sạch sẽ, thức ăn thừa, mảng bám sẽ tiết acid và tấn công vào men răng. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn vào ban đêm, do đó việc đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ là rất cần thiết để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

  • Sau bữa ăn: Đối với những ai có thói quen đánh răng sau bữa ăn thì cần lưu ý rằng, việc đánh răng nên thực hiện sau khi ăn ít nhất 30 phút. Nguyên nhân là vì sau khi ăn xong, acid trong thức ăn có xu hướng làm mềm men răng. Do đó, nếu bạn đánh răng ngay thì có thể làm hại men răng và khiến răng bị suy yếu. 

     

Nên đánh răng với tần suất 2 - 3 lần mỗi ngày

Tác hại khi chải răng quá mạnh, quá nhiều

Việc chải răng quá nhiều với lực quá mạnh có thể dẫn đến những tác hại như sau:

  • Mài mòn men răng và chân răng: Đánh răng nhiều lần với lực mạnh sẽ khiến men răng bị mài mòn, đặc biệt là ở vùng cổ chân răng gần nướu. Bạn có thể nhận biết điều này thông qua dấu hiệu xuất hiện vết đốm màu vàng hoặc màu nâu gần đường viền chân răng. Men răng bị phá hủy sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công và phát triển. 

  • Làm tổn thương nướu: Nướu là tổ chức mô mềm bao quanh và nâng đỡ chân răng. Đây là vùng khá nhạy cảm, có thể bị tổn thương nếu bạn đánh răng quá mạnh hay quá nhiều lần. Nướu bị tổn thương tạo vết hở để vi khuẩn xâm nhập và tích tụ gây nên tình trạng viêm đau, khó chịu. 

  • Tăng độ nhạy cảm của răng: Men răng mỏng đi khiến các đầu dây thần kinh của lớp ngà răng lộ ra ngoài. Vì vậy, răng dần trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc các vị chua, mặn từ thức ăn. Bạn sẽ cảm thấy răng thường xuyên bị ê buốt, khó chịu.

  • Tăng nguy cơ bị sâu răng: Đánh răng sẽ giúp phòng ngừa tình trạng sâu răng, nhưng nếu thực hiện nhiều lần với lực quá mạnh thì có thể gây hậu quả ngược lại. Khi các tổ chức bảo vệ răng như men răng, nướu,... đều bị tổn thương thì acid do vi khuẩn tiết ra sẽ tấn công mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

     

Đánh răng quá mạnh sẽ khiến răng bị tổn thương

Xem thêm:

Cách chăm sóc răng miệng đúng cách

Để chăm sóc răng đúng cách và toàn diện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tần suất đánh răng khoa học: Bạn nên hình thành thói quen đánh răng từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Việc duy trì tần suất đánh răng vừa phải, đều đặn sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám, đồng thời bổ sung đủ fluor để răng luôn chắc khỏe. 

  • Chải răng đúng cách: Thực hiện các thao tác đánh răng đúng cách sẽ giúp bạn làm sạch răng hiệu quả mà không gây tổn thương vùng nướu và chân răng. Hãy di chuyển bàn chải nhẹ nhàng lên từng khu vực để không bỏ sót răng, tập trung đánh kỹ tại những vùng răng bị khuất, dễ bám chất bẩn. Cuối cùng, đừng quên súc miệng nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mảng bám và bọt kem đánh răng còn sót lại. 

  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp: Lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chắc khỏe. Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải nhỏ để dễ dàng len lỏi vào các góc khuất trong khoang miệng. Ngoài ra, có thể cân nhắc sử dụng bàn chải điện để tăng hiệu quả làm sạch. Kem đánh răng nên chọn loại chứa fluor với hàm lượng thích hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm hỗ trợ làm sạch khác như: nước súc miệng, chỉ nha khoa,... cũng góp phần giúp làm sạch răng toàn diện hơn. 

  • Từ bỏ những thói quen gây hại cho răng: Một số thói quen thường ngày tưởng vô hại nhưng lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn nên từ bỏ những thói quen sau:

  • Hút thuốc: Hút thuốc khiến men răng bị ố vàng, đồng thời làm tăng nguy cơ bị viêm lợi do các mảng bám và vi khuẩn tích tụ. 

  • Dùng răng bật nắp chai: Điều này có thể khiến răng bị lung lay, mẻ và suy yếu.

  • Cắn móng tay: Thói quen này nếu kéo dài có thể khiến răng bị mài mòn, mất đi hình dáng răng như ban đầu

  • Ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh: Những thực phẩm này khiến răng dễ bị nhạy cảm, ê buốt. 

  • Không thay bàn chải thường xuyên: Bàn chải sử dụng lâu ngày thường tích tụ nhiều chất bẩn, bên cạnh đó chất lượng đầu lông chải giảm khiến việc vệ sinh răng kém hiệu quả. 

  • Lấy cao răng và khám răng định kỳ: Một số mảng bám cứng đầu không thể bị loại bỏ bằng việc đánh răng thông thường. Do đó, bạn nên đi lấy cao răng (vôi răng) tại các phòng khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm các tổn thương trên răng. Việc điều trị kịp thời là cần thiết để ngăn ngừa các tổn thương lan rộng, gây hại đến toàn khoang miệng. 

Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích mà Colgate chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc đánh răng nhiều có tốt hay không. Việc đánh răng cần được thực hiện với tần suất khoa học, đúng cách để bảo vệ răng một cách tối ưu.