Cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Badge field

Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Cho Người Cao Tuổi

Published date field

Các Biện Pháp Duy Trì Sức Khỏe Răng Miệng Cho Người Cao Tuổi?

Răng của bạn có thể đồng hành cùng bạn suốt cuộc đời nếu bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ. Bất kể ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể giữ cho răng và nướu khỏe mạnh bằng cách chải răng hai lần một ngày bằng kem đánh răng có chứa chất fluoride, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ để vệ sinh và kiểm tra chuyên nghiệp.

Người Cao Tuổi Thường Gặp Những Vấn Đề Đặc Biệt Về Sức Khỏe Răng Miệng Nào?

Ngay cả khi bạn chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, bạn vẫn có thể phải đối mặt với một số vấn đề mà thường xảy ra ở người cao tuổi. Đeo răng giả, uống thuốc và các tình trạng sức khỏe tổng thể là một số vấn đề mà nhiều người cao tuổi phải đối mặt. May mắn thay, nha sĩ và bác sĩ có thể giúp bạn khắc phục và điều trị hầu hết các vấn đề về răng miệng.

  • Sâu răng và tổn thương ở bề mặt chân răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở người cao tuổi. Vì vậy, điều quan trọng là phải đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ.

  • Tình trạng răng nhạy cảm sẽ càng trở nên rõ rệt khi bạn già đi. Nướu sẽ thoái hóa một cách tự nhiên theo thời gian, làm lộ ra những vùng răng không được men răng bảo vệ. Những khu vực này đặc biệt dễ bị đau do thức ăn hoặc đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, răng có thể nhạy cảm với cả không khí lạnh, cũng như nhạy cảm với đồ uống và thức ăn chua và ngọt. Nếu bạn gặp phải tình trạng răng nhạy cảm, hãy thử một loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Nếu vấn đề này vẫn còn tiếp diễn, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, vì răng nhạy cảm có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sâu răng hoặc răng bị nứt hoặc gãy.

  • Khô miệng là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, và nguyên nhân gây ra khô miệng có thể là một số loại thuốc đặc trị hoặc một số tình trạng rối loạn sức khỏe. Nếu không được điều trị triệt để, chứng khô miệng có thể làm hỏng răng của bạn. Nha sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau để khôi phục độ ẩm trong miệng hoặc các loại thuốc thích hợp để giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến khô miệng.

  • Các vấn đề về sức khỏe hiện hữu như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc ung thư, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy chắc chắn để cho nha sĩ của bạn biết về bất kỳ vấn đề sức khỏe tổng thể nào mà bạn gặp phải, để nha sĩ có thể hiểu toàn bộ tình trạng mà bạn đang phải đối mặt và có thể giải quyết các yêu cầu đặc biệt của bạn.Răng giả có rất nhiều lợi ích đối với người cao tuổi, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Hãy làm theo hướng dẫn của nha sĩ một cách cẩn thận và đến khám nha sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Người đeo răng giả trong thời gian dài được khuyến cáo nên đi khám răng định kỳ.

  • Bệnh nha chu là một tình trạng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Một số yếu tố có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

  • Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách

  • Những bệnh toàn thân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

  • Các yếu tố môi trường như: căng thẳng và hút thuốc

  • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của nướu

Bởi vì khi được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nha chu có thể được chữa trị dễ dàng, vậy nên điều quan trọng là phải phát hiện sớm. Khám răng định kỳ có thể giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh nha chu kịp thời và triệt để. Nhưng cách tốt nhất là nên ngăn ngừa bệnh nha chu phát triển ngay từ đầu, bằng cách thực hiện các thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.

  • Mão răng và cầu răng được sử dụng để củng cố răng bị tổn thương hoặc thay thế những chiếc răng bị mất. Mão răng được sử dụng để che phủ hoàn toàn hoặc "giấu đi" một chiếc răng bị hư hỏng. Bên cạnh việc củng cố một chiếc răng bị hư hỏng, mão răng có thể được sử dụng để cải thiện diện mạo, hình dạng hoặc tình trạng thẳng hàng của răng. Cầu răng thường được sử dụng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Thiết bị này thường lấp đầy khoảng trống nơi răng bị mất. Cầu răng được gắn vào răng tự nhiên hoặc cấy ghép xung quanh khoảng trống.

11/15/2010