Mỗi sáng và tối, bạn bóp một lượng nhỏ kem đánh răng lên bàn chải đánh răng của bạn. Nhưng đã bảo giờ bạn tự hỏi có thành phần gì trong kem đánh răng giúp chúng làm sạch răng của bạn chưa? Hầu hết các loại kem đánh răng đều có chung các thành phần phổ biến. Tìm hiểu thêm về các thành phần phổ biến nhất trong kem đánh răng và công dụng của chúng đối với răng của bạn.

5 thành phần phổ biến nhất có trong kem đánh răng
Có gì trong kem đánh răng?
Loài người đã sử dụng kem đánh răng từ hàng ngàn năm nay. Công thức hiện đại hơn xuất hiện từ khoảng những năm 1940. Mặc dù một số thương hiệu và các sản phẩm nhất định sử dụng một công thức đặc biệt, vẫn có các thành phần phổ biến khác được sử dụng trong kem đánh răng. Như bạn có thể thấy trên giá kệ các cửa hàng, thậm chí còn có các công thức đặc biệt tùy thuộc vào từng loại kem đánh răng khác nhau. Đó là những thành phần chính cho các loại kem đánh răng đặc biệt, chẳng hạn làm trắng răng, dành cho răng ê buốt... Nhưng các yếu tố dưới đây được tìm thấy nhiều nhất trong hầu hết các loại kem đánh răng ngừa sâu răng:
- Fluoride
- Chất mài mòn
- Hương liệu
- Chất cấp ẩm
- Chất tẩy rửa
Tìm hiểu tác dụng của từng thành phần này và cách chúng giúp ích cho răng bạn dưới đây.
1. Fluoride
Khi nhắc tới chống sâu răng, fluor đóng một vai trò chủ chốt. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) báo cáo rằng Fluoride là "chất chống sâu răng tự nhiên." Fluoride là khoáng chất giúp tăng cường men răng, khiến răng bớt bị sâu và giảm mòn răng do các thức ăn và đồ uống có tính axit. Mặc dù bạn có thể tìm thấy một loại kem đánh răng không chứa Fluoride, nhưng chỉ những sản phẩm có chứa Fluoride mới đủ chất lượng để có được Con dấu Chấp thuận từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA).
2. Chất mài mòn
Mặc dù chất mài mòn đóng vai trò hoạt tính trong kem đánh răng, nhưng chúng được xem như một thành phần không hoạt động bởi chúng không làm giảm nguy cơ sâu răng hoặc bệnh nướu răng. Tuy nhiên, chất mài mòn là một thành phần quan trọng trong kem đánh răng bởi chúng giúp loại bỏ mảnh thức ăn và vết ố trên về mặt răng.
Người Ai Cập và La Mã cổ đại sử dụng chất mài mòn như vỏ trứng nghiền hoặc vỏ hàu nghiền trong kem đánh răng của họ. Các chất mài mòn ngày nay dịu nhẹ hơn và hợp vệ sinh hơn, như Canxi Cacbonat, gel silica khử nước và oxit nhôm ngậm nước. Những thành phần này làm sạch và làm bóng bề mặt răng mà không gây tổn hại men răng. Hãy nhớ kĩ những chất mài mòn này và đảm bảo rằng bạn không ấn bàn chải quá mạnh khi đánh răng bởi đánh răng quá mạnh có thể gây tổn hại men răng và làm viêm đường viền nướu.
3. Hương liệu
Fluoride và chất mài mòn giúp vệ sinh và bảo vệ răng bạn, nhưng mùi vị của chúng không hề dễ chịu. Đó là lý do tại sao bạn thường tìm thấy nhiều thành phần hương liệu trong kem đánh răng. Hương liệu trong kem đánh răng thường đến từ các chất tạo ngọt chẳng hạn Saccharin hoặc Sorbitol. Mặc dù các thành phần này có thể có vị ngọt, nhưng kem đánh răng không có chứa đường vì thế chúng không sẽ không gây sâu răng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) có thể cấp Con dấu Chấp thuận cho kem đánh răng với chất tạo ngọt, nhưng sẽ không khuyến nghị các loại kem đánh răng có chứa đường.
4. Chất cấp ẩm
Chất cấp ẩm là thành phần giúp kem đánh răng của bạn khỏi bị khô và vụn. Sorbitol là một chất tạo hương vị và là chất cấp ẩm, vì thế bạn có thể tìm thấy chất này ở rất nhiều sản phẩm kem đánh răng khác nhau. Chất này giữ nước trong kem đánh răng để khi bóp tuýp kem đánh răng bạn có được một lớp kem mịn đẹp. Cùng với Sorbitol, các ví dụ về chất cấp ẩm khác bao gồm Glycol và Glycerol.
5. Chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa khiến kem đánh răng của bạn có bọt và trông đẹp khi bạn đánh răng. Một trong những chất tẩy rửa phổ biến nhất trong kem đánh răng là Sodium Lauryl Sulfate. Lớp bọt giúp đảm bảo các thành phần hoạt tính khác bao phủ răng của bạn.
Lần tới khi đứng trước dãy sản phẩm đồ chăm sóc răng miệng, hãy lấy ngay hộp kem đánh răng gần bạn nhất lên và kiểm tra các thành phần có trong đó. Hy vọng rằng bạn sẽ nhận ra thật nhiều thuật ngữ mà bạn tìm thấy! Hãy chọn sản phẩm với các thành phần bạn cần và đừng quên rằng, bạn luôn có thể hỏi ý kiến chuyên gia nha khoa để có thêm thông tin và gợi ý phù hợp cho bạn.