Như ông cha ta có câu "Xa mặt cách lòng", vì vậy nếu không có vấn đề gì xảy ra thì ít ai trong chúng ta quan tâm đến những chiếc răng hàm của mình. Cho dù, người ngoài không nhìn thấy những chiếc răng lớn ở phía sau miệng của bạn khi bạn cười, nhưng răng hàm đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Khi bạn chăm sóc những chiếc răng đặc biệt này, bạn có thể chắc chắn rằng chúng luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
Giải phẫu Răng
Những chiếc răng khỏe nhất trong miệng của bạn cũng là một trong những chiếc răng mọc cuối cùng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho rằng chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của bạn thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 đến 7 tuổi, và những chiếc răng hàm thứ hai thường xuất hiện ở độ tuổi từ 11 đến 13. Đúng như vậy: Khi chúng ta nói đến những chiếc răng hàm, thanh thiếu niên vẫn có thể đang mọc răng!
Răng khôn, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 21, cũng được coi là răng hàm. Chúng không có chức năng quan trọng như răng sữa hay những răng vĩnh viễn khác của bạn và nha sĩ thậm chí có thể khuyên bạn nên nhổ răng khôn để tránh tình trạng răng mọc lẫy.
Chức năng của Răng hàm
Những chiếc răng với bề mặt răng phẳng và rộng có một nhiệm vụ rất riêng khi bạn ăn uống. Trong khi răng nanh và răng cửa của bạn có tác dụng xé thịt hay cắn vào quả táo, thì răng hàm lại có nhiệm vụ nghiền thức ăn. Cho dù răng hàm nghiền một miếng bít tết dai hay đầy mồm rau xanh, răng hàm có nhiệm vụ làm nát thức ăn trước khi nuốt.
Trên thực tế, răng hàm là răng tiếp xúc với thức ăn nhiều nhất sau khi răng cửa hoặc răng nanh cắn đầu tiên. Kích thước lớn kết hợp với bề mặt lởm chởm của răng hàm khiến răng hàm trở thành "những chú ong chăm chỉ trong miệng của bạn".
Chăm sóc Răng hàm
Vì tiếp xúc với thực phẩm nhiều nhất, răng hàm cũng là răng dễ bị tích tụ các hạt thức ăn và dễ bị sâu răng nhất. Răng hàm có thể mọc sát nhau, tạo ra nơi nuôi dưỡng mầm bệnh sâu răng nếu các hạt thức ăn và vi khuẩn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Đó là lý do tại sao chăm sóc sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hãy đảm bảo chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày để chăm sóc răng hàm của bạn. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày giúp vệ sinh kẽ răng giữa các răng, và dùng súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn.
Nếu bạn bị đau răng hàm, hãy đi khám nha khoa ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của sâu răng. Trám lỗ sâu răng giúp ngăn chặn sâu răng ăn sâu vào trong răng và bảo vệ chân răng bên trong răng hàm.
Mặc dù bạn có thể không nhìn thấy răng hàm khi bạn cười trước máy ảnh, nhưng không có nghĩa là răng hàm không cần được quan tâm đúng mức. Bề mặt răng lớn, rắn có tác dụng nghiền nát thức ăn để bạn có thể tận hưởng từng lần cắn thức ăn. Hãy đảm bảo răng hàm được quan tâm và chăm sóc đúng mức với thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng.