Khuyên đeo lưỡi có thể là một hình thức thú vị để thể hiện bản thân và cá tính riêng. Nhưng nếu bạn đang xem xét xỏ khuyên đeo lưỡi, hãy trao đổi với nha sĩ của mình và tự tìm hiểu về những nguy cơ đi kèm. Giống như bất cứ hình thức xỏ khuyên nào, sẽ có nguy cơ nhiễm trùng— nhưng khi liên quan đến sức khỏe răng miệng, các ảnh hưởng lâu dài có thể tác động đến răng, nướu và các vùng khác trong miệng bạn. Tìm hiểu xem xỏ khuyên lưỡi là gì, những vấn đề có thể xảy ra, những nguy cơ đi kèm và cách chăm sóc.
Khuyên Đeo Lưỡi Liệu Có Hại Cho Răng Của Bạn Không?
Xỏ Khuyên Lưỡi Là Gì?
Xỏ khuyên lưỡi là một dạng xỏ khuyên xuyên trực tiếp qua lưỡi. Điều thú vị là các khuyên xỏ trong miệng có nguồn gốc cổ xưa đóng vai trò như các dạng thức biến đổi cơ thể và thể hiện bản thân. Trên thực tế, trang sức cho miệng và phụ kiện trang trí răng tồn tại ở các nền văn hóa trên khắp thế giới, từ văn minh Maya cổ đại đến vùng Trung Mỹ ngày nay. Các đồ trang trí cho răng miệng khác vẫn tồn tại ngày nay — như nạm đá quý trên răng, trang sức răng và bọc răng vàng. Tuy nhiên, xỏ khuyên lưỡi được coi là dạng phổ biến nhất của xỏ khuyên trong miệng. Hình thức xỏ khuyên này được xếp vào loại "trong khoang miệng", nghĩa là cả hai đầu của trang sức đều nằm trong miệng (trong khi "quanh miệng" nghĩa là dạng lưỡi xỏ có một đầu nằm trong miệng và đầu còn lại xuyên qua bề mặt da)
Các Loại Xỏ Khuyên Lưỡi
Bạn có nhiều lựa chọn khi nói đến xỏ khuyên. Nhiều người chọn loại đinh tán, dạng cơ bản nhất của nó là một thanh có hình cầu kim loại ở cả hai đầu. Các loại khuyên xỏ lưỡi khác, như khuyên barbell, khuyên vòng..., được làm từ nhiều loại kim loại khác nhau như thép không gỉ, vàng và titan.
Khuyên lưỡi để chỉ khuyên dạng vòng được xỏ xuyên qua hãm lưỡi, một dải mô mỏng nối mặt dưới của lưỡi với sàn miệng.
Đến đây, bạn có thể phân vân: Liệu xỏ khuyên lưỡi có làm hỏng răng của bạn? Xỏ Khuyên Lưỡi Có Hại Cho Răng Của Bạn Không? Tôi có thể tránh hỏng răng khi có xỏ khuyên lưỡi bằng cách nào? Hãy đọc tiếp để biết về những nguy cơ đi cùng việc xỏ khuyên lưỡi và cách để hạn chế tối đa chúng.
Những Nguy Cơ và Vấn Đề Sức Khỏe Răng Miệng Đi Cùng với Xỏ Khuyên Lưỡi
Xỏ khuyên hoặc xăm một hình xăm mới có thể mang đến trải nghiệm thú vị. Trước khi quyết định, hãy hiểu rõ các nguy cơ đi kèm với bất cứ dạng xỏ khuyên nào:
- Phản ứng dị ứng
- Các biến chứng ở miệng, như răng bị mẻ hoặc nứt, tổn thương nướu, hay sưng lưỡi (có thể ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt và thở)
- Đau và sưng tấy trong những ngày đầu tiên sau khi xỏ khuyên
- Nhiễm trùng da có thể gây tấy đỏ và đau đớn.
- Các vấn đề về da khác như có sẹo
- Các bệnh liên quan đến máu như viêm gan B, viêm gan C và HIV
- Bị rách hoặc chấn thương do trang sức vô tình bị rách ra.
Những nguy cơ này có vẻ hơi đáng sợ, nhưng các biến chứng do xỏ khuyên miệng là khá phổ biến và đó là lý do tại sao bạn cần có hiểu biết toàn diện về tác động của chúng đối với sức khỏe răng miệng mình. Thật may mắn, các nha sĩ cũng thường điều trị cho các bệnh nhân xỏ khuyên miệng, vì thế hãy trao đổi với nha sĩ của bạn trước khi thực hiện.
Nứt, Mẻ và Sâu Răng
Khi lần đầu xỏ khuyên lưỡi, bạn có thể có thói quen đẩy đồ trang sức đó về phía răng khi nói hay ăn uống hoặc thậm chí cắn nó. Thói quen phổ biến này có thể gây tổn thương nướu và dẫn đến răng bị nứt, ngứa hay ê buốt. Nó cũng có thể làm hỏng phần trám răng. Mặc dù bạn luôn mong ước các khuyên lưỡi sẽ không làm hỏng răng, nhưng tất cả các khuyên xỏ lưỡi đều mang đến những nguy cơ cho miệng của bạn. Nếu bạn muốn tránh hỏng răng khi có xỏ khuyên lưỡi, hãy trao đổi với nha sĩ của mình về những cách để giảm thói quen này cũng như các loại bảo vệ có thể có cho khuyên. Ngoài khả năng gây nứt và mẻ răng, trang sức cũng có thể làm gia tăng mảng bám bởi vì nó sẽ giữ lại đồ ăn và cặn - những thứ gây ra sâu răng.
Nhiễm Khuẩn
Do tính chất ẩm, miệng bạn là nơi lý tưởng cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Điều này khiến khoang miệng bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi xỏ khuyên và dùng trang sức. Một vết xỏ khuyên bị nhiễm trùng có thể đe dọa đến tính mạng, vì lưỡi bạn có thể sẽ sưng lên và chặn đường thở.
Tổn thương dây thần kinh
Đôi khi, lưỡi bạn có thể mất cảm giác sau khi xỏ khuyên, điều này là do tổn thương dây thần kinh tạm thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương là vĩnh viên — điều này ảnh hưởng đến vị giác và chuyển động của miệng.
Cách Tránh Gặp Vấn Đề và Chăm Sóc chỗ Xỏ Khuyên của Bạn
Mặc dù xỏ khuyên lưỡi luôn khiến răng bạn phải đối mặt với một số nguy cơ, bạn có thể thực hiện những thói quen lành mạnh để tránh các vấn đề sức khỏe răng miệng này. Thực hiện những mẹo sau đây để chăm sóc cho chỗ xỏ khuyên của bạn.
- Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua và lông bàn chải mềm.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày và sử dụng dụng cụ làm sạch kẽ răng.
- Dùng nước súc miệng không chứa cồn trong và sau giai đoạn điều trị.
- Giữ cho chỗ xỏ khuyên sạch sẽ, tránh nghịch đồ trang sức, và chú ý đến những dấu hiệu nhiễm trùng — có thể xuất hiện dưới dạng sưng, đau, mềm hay chảy dịch. Liên hệ với nha sĩ ngay khi có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
- Tháo đồ trang sức nếu bạn tham gia bất cứ hoạt đồng thể thao tiếp xúc nào và phải đeo thiết bị bảo vệ miệng.
- Hãy kiểm tra độ chặt của trang sức bằng tay sạch, vì bạn có thể bị sặc do đồ trang sức bị lỏng và bung ra.
Mặc dù, xỏ khuyên có thể thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân của bạn, nhưng bạn cần cân nhắc kỹ bởi những nguy cơ của việc làm này đối với sức khỏe răng miệng lớn hơn lợi ích của nó. Nếu bạn có hoặc vẫn muốn xỏ khuyên hãy trao đổi với nha sĩ của mình để giúp giữ sức khỏe răng miệng của bạn ở tình trạng tốt nhất.