Các loại sâu răng - colgate

Khắc phục tình trạng khô miệng khi mang thai

Mang thai là quãng thời gian hết sức thú vị — nhưng trong quá trình này, cơ thể bạn sẽ trải qua gần như mọi loại thay đổi và triệu chứng. Khô miệng là một triệu chứng ít được biết đến khi mang thai, nhưng đây là triệu chứng đáng để tìm hiểu bởi nó có thể gây ra ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe răng miệng của bạn. Thật may là hiện có rất nhiều cách đơn giản để trị tình trạng khô miệng khi mang thai. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ thêm khô miệng là gì, cách điều trị và các mẹo chăm sóc sức khỏe răng miệng hữu ích khác trong thời kỳ mang thai.

Tại sao tôi bị khô miệng trong thời gian mang thai?

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), sự thay đổi hormone (nội tiết tố) trong quá trình mang thai có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước bọt, hay còn được gọi là chứng khô miệng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu không có đủ nước bọt để rửa trôi các mảnh vụn thức ăn và kiểm soát vi khuẩn trong miệng bạn, răng và nướu sẽ dễ bị tích tụ mảng bám và sâu răng. Ngoài việc thay đổi hormone, chứng khô miệng của bạn còn có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh (NHS), dạng tiểu đường này xảy ra khi phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Thật may là tình trạng này thường kết thúc sau quá trình mang thai.

Cách làm giảm tình trạng khô miệng tại nhà

Nếu bạn đang gặp tình trạng khô miệng trong thời kỳ mang thai, hãy báo với các chuyên gia y tế để họ có thể phát hiện bất kỳ tình trạng bất thường nào ngoài thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách xử lý nhanh chóng, hãy làm theo các giải pháp đơn giản dưới đây để khắc phục tình trạng khô miệng khi mang thai:

  • Tăng lượng hấp thụ chất lỏng để kích thích nước bọt - uống nhiều nước và luôn giữ cho cơ thể đủ nước.
  • Ngậm đá viên cỡ nhỏ, cũng là một cách có thể giảm thiểu tình trạng buồn nôn.
  • Chuẩn bị sẵn kẹo không đường và kẹo cao su không đường - chúng cũng giúp kích thích tiết nước bọt.
  • Thử bật máy tạo ẩm trong phòng trong khi ngủ.

Chăm sóc răng miện cho phụ nữ có thai & Dinh dưỡng hợp lý

Trong thời kỳ mang thai, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Khô miệng là một vấn đề tiềm ẩn, nhưng các vấn đề đặc biệt về sức khỏe răng miệng khác trong thai kỳ cũng cần phải hết sức chú ý. Bạn có thể gặp phải các tình trạng như viêm nướu thai kỳ và "u nướu thai kỳ" - các mô phát triển quá mức nhưng không gây ung thư trên nướu. Đó là lý do tại sao việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp trong thời kỳ mang thai lại vô cùng quan trọng, nghĩa là cần đánh răng hai ngày một lần với kem đánh răng có chứa Fluoride và vệ sinh kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa, máy tăm nước hoặc các thiết bị vệ sinh kẽ răng khác. 

Răng của trẻ bắt đầu phát triển vào khoảng giữa tháng thứ ba và tháng thứ sáu của thai kỳ — vì thế việc đưa ra các quyết định về chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bạn mà còn quan trọng cả với con của bạn. Các thực phẩm như rau lá xanh, cà rốt, các loại hạt và sữa sẽ giúp giữ nướu và răng bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh tuyệt vời, do các chất dinh dưỡng có sẵn như Canxi, Vitamin A và Vitamin C. Bớt tiêu thụ các loại thực phẩm chứa đường cũng có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn bởi thức ăn có đường và tinh bột khiến miệng bạn trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng axit tấn công men răng. Và hãy đi khám răng định kỳ với nha sĩ một lần trong thời kỳ mang thai. Bởi các chuyên gia nha khoa khuyến nghị không nên làm sạch răng chuyên nghiệp vào quý I và quý III của thai kỳ, vì thế quý II thai kỳ là thời gian lý tưởng nhất để tới gặp nha sĩ của bạn và cân nhắc về một lịch hẹn làm sạch răng.

Khô miệng khi mang thai không chỉ là một triệu chứng khó chịu của thai kỳ — mà còn khiến bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng hoặc nhiễm trùng. Thật may là các phương án điều trị đều khá dễ dàng. Uống đủ nước, duy trì thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp và có chế độ ăn uống lành mạnh đều giúp cho miệng bạn (và cả những chiếc răng đang phát triển của trẻ) luôn chắc khỏe.