Các vật liệu trám răng
Badge field

Các Loại Vật Liệu Trám Răng

Published date field

Columbia

Vật Liệu Amalgam

  • Chất liệu: Một hỗn hợp kim loại gồm có bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân. Thủy ngân chiếm khoảng 50% trong Amalgam.
  • Loại: Truyền thống (không dùng keo dán)
  • Được sử dụng để: Trám răng hàm
  • Độ bền: Ít nhất 10 năm, thường là lâu hơn
  • Chi phí: Là loại vật liệu trám răng ít tốn kém nhất

Ưu điểm

  • Lớp trám răng bằng amalgam rất chắc chắn. Các lớp trám răng này có thể chịu được lực nhai tốt.
  • Amalgam cũng ít tốn kém hơn so với các vật liệu khác.
  • Trám răng bằng amalgam có thể được hoàn thành chỉ trong một lần thăm khám răng.
  • Phương pháp trám răng này ít nhạy cảm với độ ẩm trong quá trình trám răng khi so sánh với phương pháp trám răng bằng composite.

Nhược điểm

  • Màu trám của amalgam thường không trùng khớp với màu răng tự nhiên của bạn.
  • Lớp trám bằng amalgam cũng có thể bị ăn mòn hoặc xỉn màu theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến bề mặt răng nơi tiếp xúc với lớp trám răng có thể trở nên xỉn màu.
  • Một lớp trám răng bằng amalgam truyền thống (không dùng keo dán) không giúp răng của bạn thành một thể hoàn chỉnh.
  • Nha sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu sau đó sẽ tiện rãnh hoặc gờ ở răng để có thể cố định lớp trám răng. Nhiều trường hợp, nha sĩ có thể phải tiện khá nhiều răng để có thể cố định lớp trám một cách an toàn.
  • Một số người có thể bị dị ứng với thủy ngân hoặc lo ngại về ảnh hưởng của thủy ngân với sức khỏe của họ. Nghiên cứu cho thấy lượng thủy ngân từ vật liệu trám răng mà chúng ta tiếp xúc cũng tương tự như lượng thủy ngân mà chúng ta tiếp xúc từ các nguồn khác trong môi trường.

Vật Liệu Composite

  • Chất liệu: Một hỗn hợp bao gồm các hạt nhựa và thủy tinh mịn.
  • Loại: Trực tiếp và gián tiếp. Lớp trám răng trực tiếp được đặt bởi nha sĩ của bạn bằng cách sử dụng ánh sáng màu xanh để làm cứng vật liệu mềm. Đối với phương pháp trám răng gián tiếp, nha sĩ của bạn sẽ vệ sinh răng và lấy dấu răng. Sau đó, phòng thí nghiệm nha khoa hoặc nha sĩ sẽ chế tạo lớp trám răng từ khuôn được tạo ra từ dấu răng. Trong lần thăm khám thứ hai, nha sĩ của bạn sẽ cố định lớp trám răng này vào đúng vị trí.
  • Được sử dụng để: Thực hiện các lớp trám nhỏ và lớn, đặc biệt là ở răng cửa hoặc các vị trí có thể nhìn thấy của răng; cũng được dùng trong trám răng inlay
  • Độ bền: Ít nhất năm năm
  • Chi phí: Đắt hơn vật liệu amalgam, nhưng rẻ hơn vàng

Ưu điểm

  • Lớp trám răng bằng composite hoặc trám răng inlay sẽ trông khớp với màu răng tự nhiên của bạn.
  • Một lớp trám răng bằng composite có thể được hoàn thành trong một lần thăm khám răng. Để hoàn thành một lớp trám răng inlay, bạn có thể phải cần đến hai lần thăm khám răng.
  • Trám răng bằng composite thường không cần khoan răng nhiều như trám răng bằng amalgam. Đó là bởi vì nha sĩ của bạn không phải định hình lại quá nhiều để có thể cố định lớp trám răng một cách an toàn. Quá trình liên kết sẽ giữ chất liệu composite cố định trong răng.
  • Trám răng bằng composite gián tiếp và trám răng inlay sẽ được xử lý nhiệt. Bước này khiến các lớp trám răng trở nên chắc khỏe hơn.
  • Composite cũng có thể được sử dụng kết hợp với các vật liệu khác, như xi măng Glass Ionome, để phối hợp các ưu điểm của cả hai vật liệu.

Nhược điểm

  • Vật liệu composite có giá thành cao hơn vật liệu amalgam.
  • Mặc dù vật liệu composite đã trở nên bền chắc hơn và có khả năng chống mòn cao hơn, nhưng vẫn không chắc chắn rằng liệu composite có tồn tại lâu như amalgam dưới áp lực nhai của răng hay không.
  • Vật liệu composite có thể dần dần co lại sau khi được trám, tạo ra những khoảng trống giữa răng và lớp trám răng. Điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện của nhiều lỗ sâu răng ở những khu vực mà lớp trám răng không tiếp xúc tốt với răng của bạn. Tình trạng co rút sẽ giảm dần khi nha sĩ đặt loại trám răng này thành các lớp mỏng.
  • Trám răng bằng composite cũng tốn nhiều thời gian hơn trám răng bằng amalgam. Đó là bởi vì vật liệu này thường được đặt thành các lớp. Thời gian và công sức bỏ ra là nhiều hơn cũng khiến phương pháp này có chi phí cao hơn.
  • Nếu nha sĩ của bạn không chuẩn bị thực hiện trám răng inlay trong khi bạn đợi, thì trám răng gián tiếp và trám răng inlay thường phải cần ít nhất hai lần thăm khám để hoàn thành Nha sĩ của bạn sẽ lấy dấu răng ở lần khám đầu tiên và đặt lớp trám răng composite hoặc trám răng inlay ở lần khám thứ hai.

Mạ Vàng

  • Chất liệu: Hợp kim vàng (vàng trộn với các kim loại khác)
  • Được sử dụng để: Trám răng inlay và trám răng onlay, mão răng
  • Độ bền: Ít nhất 15 năm, thường là lâu hơn
  • Chi phí: Đắt hơn hầu hết các vật liệu khác; Đắt hơn 6 đến 10 lần so với vật liệu amalgam

Ưu điểm

  • Vàng không bị ăn mòn.
  • Một số người thích màu vàng hơn là màu bạc của vật liệu amalgam.
  • Trám răng mạ vàng chịu được lực nhai của răng tốt. Trám răng mạ vàng có độ bền lâu hơn tất cả các vật liệu trám răng khác.

Nhược điểm

  • Bạn phải đến phòng khám nha khoa ít nhất hai lần để hoàn thành quá trình trám vàng. Trong lần khám đầu tiên, nha sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn và đặt một lớp trám răng tạm thời cho bạn. Lớp trám răng mạ vàng sẽ được thiết kế từ khuôn dấu răng của bạn. Sau đó, lớp trám răng mạ vàng sẽ được cố định ở lần thăm khám thứ hai.
  • Trám răng mạ vàng có chi phí rất cao bởi giá vàng cao, cũng như các quy trình liên quan.
  • Nếu lớp trám răng mạ vàng và lớp trám răng bằng amalgam nằm ngay cạnh nhau trong miệng của bạn, một dòng điện có thể được sản sinh do sự tương tác giữa các kim loại và nước bọt của bạn. Hiện tượng này có thể gây ra sự khó chịu nhất định, và còn được gọi là "sốc điện".
  • Trám răng mạ vàng không có màu giống với màu răng tự nhiên của bạn.

Sứ

  • Chất liệu: Gốm sứ, vật liệu phổ biến nhất
  • Được sử dụng để: Trám răng inlay và trám răng onlay, mão răng, mặt dán răng veneer, cấy ghép răng và khung chỉnh nha
  • Độ bền: Hơn bảy năm
  • Chi phí: Đắt hơn vật liệu composite và tương đương với trám răng bằng mạ vàng, tùy thuộc vào loại trám răng.

Ưu điểm

  • Gốm sứ có màu giống màu tự nhiên của răng.
  • Gốm sứ có khả năng chống bám bẩn và chống mài mòn tốt hơn vật liệu composite.

Nhược điểm

  • Gốm sứ có thể bị vỡ và dễ vỡ hơn vật liệu composite.
  • Một lớp trám inlay hoặc onlay bằng gốm sứ cần phải đủ lớn để không bị vỡ. Điều này có nghĩa là răng phải giảm kích thước để nhường chỗ cho lớp trám lớn này.

Xi măng Glass Ionomer

  • Chất liệu: Được làm từ vật liệu acrylic và một thành phần của thủy tinh có tên gọi là fluoro aluminosilicate
  • Loại: Đối với phương pháp trám răng truyền thống, vật liệu này được trám mà không cần ánh sáng. Vật liệu xi măng glass ionomer được gắn bằng composite hoặc vật liệu xi măng glass Ionomer với hybrid composite chắc khỏe hơn so với các vật liệu truyền thống. Một loại ánh sáng màu xanh sáng sẽ được sử dụng để trám răng.
  • Được sử dụng để: Xi măng glass ionomer được sử dụng phổ biến nhất cho phương pháp trám inlay. Vật liệu này cũng được sử dụng để trám răng cửa, hoặc phần quanh cổ răng hoặc chân răng. Là một loại vật liệu trám răng, xi măng glass ionomer thường được sử dụng ở những người bị sâu răng ở phần răng kéo dài bên dưới nướu (sâu chân răng). Xi măng glass ionomer cũng được sử dụng để trám răng cho trẻ em và làm lớp lót cho các loại vật liệu trám răng khác.
  • Độ bền: Trên năm năm
  • Chi phí: Tương đương với vật liệu composite

Ưu điểm:

Xi măng glass ionomer khớp với màu của răng tự nhiên, nhưng không phải lúc nào cũng giống như màu của vật liệu composite. Vật liệu xi măng glass ionomer được gắn bằng composite thường có màu giống với màu răng tự nhiên hơn so với xi măng glass ionomer truyền thống.

  • Chất liệu này cũng giải phóng chất fluoride, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
  • Trám răng bằng vật liệu xi măng glass ionomer liên kết (dính) vào răng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ xung quanh lớp trám răng, đồng thời ngăn ngừa sâu răng.

Nhược điểm

  • Xi măng glass ionomer truyền thống yếu hơn đáng kể so với chất liệu composite. Vật liệu này dễ bị mòn hoặc nứt nẻ.
  • Xi măng glass ionomer truyền thống không có màu khớp với màu răng tự nhiên của bạn như chất liệu composite.
  • Chất liệu xi măng glass ionomer được gắn bằng composite cần phải được gắn với những lớp trám mỏng. Mỗi lớp trám phải được điều trị, hoặc làm cứng lại, với ánh sáng màu xanh sáng đặc biệt. Sau đó, lớp tiếp theo sẽ được thêm vào. Quy trình này sẽ làm cho răng chắc khỏe hơn, nhưng có thể phải kéo dài thời gian thăm khám nha khoa.

4/9/13

© 2002-
2019 Aetna, Inc. Đã đăng ký bản quyền.